Hiệp
định tài trợ cho Dự án đã được ký kết vào ngày 22/12/2014 giữa Chính phủ Việt
Nam và Ngân hàng Thế giới; Hiệp định tài trợ phụ được ký kết vào ngày
06/06/2015 giữa Tổng cục Năng lượng (Bộ Công Thương) và Tổng công ty Truyền tải
điện Quốc gia (EVNNPT). Mục
tiêu của dự án nhằm tăng cường năng lực cho việc lập kế hoạch và
thực hiện tái định cư bắt buộc tại các huyện thuộc các tỉnh Bình Phước,
Tây Ninh, Bình Dương và có mở rộng ra các tỉnh Quảng Ngãi và Bình Định, nơi đã
và đang có kế hoạch đầu tư lưới truyển tải điện Việt Nam. Dự án được
EVNNPT giao CPMB quản lý điều
hành.
Qua
gần 3 năm thực hiện, đến nay mọi việc đã hoàn tất, các mục tiêu của Dự án đề ra
đã được đáp ứng một cách triệt để, đem lại nhiều hiệu quả thiết thực cho địa
phương và CPMB trong việc thu hồi đất, tham vấn cộng đồng, đẩy nhanh tiến trình
lập và trình duyệt phương án bồi thường với độ chính xác cao nhất, hạn chế tối
đa rủi ro có thể xảy ra.

Hội thảo kết
thúc Dự án Xây dựng năng lực cho tái định cư bắt buộc trong ngành năng lượng Việt
Nam do WB tài trợ.
Tham
dự Hội thảo, về phía WB có ông Achim Fock, Giám đốc quản lý danh mục đầu
tư; ông Nguyễn Quý Nghị - Chủ nhiệm dự án; ông Trần Tấn Hùng - Chuyên gia năng
lượng.
Về
phía Bộ Công Thương có ông Đinh Duy Phong - Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo;
Bộ Tài nguyên và Môi trường có ông Trần Đình Hạnh - Phó Cục trưởng Cục Kinh tế
và Phát triển quỹ đất; Về phía Tập đoàn Điện lực Việt Nam có đại diện Lãnh
đạo các Ban Quan hệ quốc tế, Quản lý xây dựng, Quản lý Đầu tư.
Về
phía các địa phương có ông Trần Văn Chiến - PCT UBND tỉnh Tây Ninh; ông Nguyễn
Hữu Mỹ - PCT UBND TP. Tây Ninh; ông Nguyễn Anh Hoàng - GĐ Sở Công Thương tỉnh
Bình Phước; Đại diện UBND và Trung tâm phát triển quỹ đất các huyện, thành
phố: TP. Tây Ninh, huyện Tân Châu, huyện Dương Minh Châu tỉnh Tây Ninh; huyện Hớn
Quản, Lộc Ninh, Thị xã Bình Long tỉnh Bình Phước; huyện Bến Cát, Bàu Bàng, Phú
Giáo tỉnh Bình Dương; huyện Tuy Phước, Hoài Ân, Hoài Nhơn, Phù Cát, Phù Mỹ, Tây
Sơn, Thị xã An Nhơn tỉnh Bình Định; huyện Đức Phổ tỉnh Quảng Ngãi.
Chủ
đầu tư dự án - EVNNPT có ông Vũ Trần
Nguyễn - Phó Tổng Giám đốc, cùng đại diện các Ban Quan hệ quốc tế, Quản lý xây
dựng, Tài chính kế toán, Quản lý đấu thầu, Quản lý đầu tư; đại diện Ban QLDA
các công trình điện miền Bắc; về phía CPMB - đơn vị trực tiếp quản lý dự án có ông
Lê Đình Quang - Phó Giám đốc, Tổ trưởng Tổ chỉ đạo triển khai dự án.
Ngoài
ra còn có sự tham dự của đại diện các nhà thầu tư vấn dự án gồm Công ty TNHH Tư
vấn Đầu tư và chuyển giao Công nghệ; Trung tâm Nghiên cứu và Tư vấn phát triển;
Liên danh SEI - Sao Mai.

Ông Vũ Trần Nguyễn - Phó Tổng Giám đốc EVNNPT phát
biểu tại Hội thảo
Phát
biểu khai mạc Hội thảo, ông Vũ Trần Nguyễn - Phó Tổng Giám đốc EVNNPT đánh giá cao sự hỗ trợ, hợp tác
chặt chẽ của các địa phương với CPMB và các đơn vị Tư vấn để thực hiện tốt dự
án, đáp ứng được mục tiêu đề ra, đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho địa
phương và ngành Điện trong việc tổ chức thu hồi đất, bồi thường tái định cư,
nâng cao được năng lực trong việc lập kế hoạch và thực hiện tái
định cư bắt buộc tại các Huyện. Ông Vũ Trần Nguyễn cũng gửi lời cảm ơn sự hỗ
trợ từ phía Ngân hàng thế giới trong việc tài trợ vốn, hỗ trợ các thủ tục để
triển khai dự án; Bộ Công Thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài nguyên và Môi
trường, Ngân hàng Nhà nước và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã quan tâm chỉ
đạo và hỗ trợ cho EVNNPT nói
chung và CPMB nói riêng trong quá trình triển khai thành công dự án.
Hội
thảo cũng được nghe ông Achim Fock, Giám đốc quản lý danh mục đầu tư đại diện
WB phát biểu với niềm tin tưởng cho việc triển khai các dự án của EVNNPT, CPMB, đánh giá tốt sự hoàn thành của
Dự án và mong đợi được nhân rộng ra các địa phương khác. Đồng thời, ông đánh
giá cao sự chỉ đạo điều hành của EVNNPT,
nhất là về phía CPMB đã thường xuyên theo sát, nỗ lực trong suốt quá trình triển
khai dự án, mang lại hiệu quả cao, đáp ứng tiến độ.

Ông Achim Fock
- Giám đốc quản lý danh mục đầu tư của WB phát biểu tại Hội thảo
Với
vai trò của đơn vị quản lý thực hiện dự án, ông Lê Đình Quang - Phó Giám đốc
CPMB đã báo cáo chi tiết tiến trình thực hiện và kết quả đạt được khi triển
khai Dự án. Theo đó, dự án đã được thực hiện theo đúng tiến độ tiến độ đã đề
ra, sử dụng hiệu quả số vốn do WB tài trợ là 400.000 USD và vốn đối ứng là
80.000 USD.
Cụ
thể, CPMB và các đơn vị Tư vấn đã phối hợp chặt chẽ với Trung tâm phát triển quỹ
đất (TTPTQĐ) các huyện/thị xã triển khai Dự án một cách khoa học, có hiệu quả
các nội dung: (i) Đánh giá thực trạng thu hồi đất và bồi thường thiệt hại tái định
cư trên địa bàn cho tất cả các dự án; (ii) Tổ chức tham vấn cộng đồng dân cư tại
địa phương đã có đất bị thu hồi trong các dự án để nhận biết được những điều bất
cập, chưa phù hợp cần khắc phục cho các dự án khác, thông qua chương trình tập
huấn. (iii) Tổ chức đào tạo tập huấn việc thu hồi đất, bồi thường thiệt hại và
tái định cư cho Hội đồng bồi thường và TTPTQĐ các quận/huyện/Thành phố; (iv) Về
công tác thu hồi đất, tái định cư và tham vấn cộng đồng đã tổ chức 34
khoá đào tạo tập huấn hoàn thiện cấp huyện, 15 cuộc hội thảo cấp tỉnh, 51 hội
thảo cấp huyện, với số người được đào tạo là 652 người của trên 18 huyện/TTPTQĐ
thuộc 05 tỉnh: Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Quảng Ngãi và Bình Định.
(Trong đó có 10 huyện thuộc 3 tỉnh ở miền Nam, gồm: huyện Dầu Tiếng, Phú
Giáo, Bàu Bàng thuộc tỉnh Bình Dương, huyện Lộc Ninh, Hớn Quản, TX. Bình Long
thuộc tỉnh Bình Phước; huyện Dương Minh Châu, Tân Châu, Trảng Bàng, TP. Tây
Ninh thuộc tỉnh Tây Ninh và 08 huyện thuộc 2 tỉnh khu vực miền Trung, gồm: huyện
Đức Phổ tỉnh Quảng Ngãi, huyện Hoài Nhơn, Hoài Ân, Phù Mỹ, Phù Cát, Tây Sơn,
Tuy Phước và TX. An Nhơn thuộc tỉnh Bình Định).
Triển
khai đồng thời với các nội dung trên là việc xây dựng và phát triển chương
trình, phần mềm lập kế hoạch và dự trù kinh phí cho các hoạt động liên quan đến
thu hồi đất và bồi thường GPMB các dự án, của các TTPTQĐ, Ban Bồi thường các quận,
huyện, TP; Trang bị máy tính và máy chủ cho các địa phương có liên quan; Tổ chức
cài đặt, đào tạo và chuyển giao công nghệ. Kết quả hơn 90% các TTPTQĐ áp dụng
thành thạo, mang lại hiệu quả cao trong công tác thu hồi đất, tham vấn cộng đồng,
đẩy nhanh tiến trình lập và trình duyệt phương án bồi thường tại các địa
phương.

Ông Lê Đình
Quang - Phó Giám đốc CPMB báo cáo tại Hội thảo
Ông
Trần Văn Chiến - PCT UBND tỉnh Tây Ninh, cùng một số đại diện các địa phương tỉnh
Quảng Ngãi, Bình Định đã đánh giá cao và hiệu quả đem lại của Dự án cho địa
phương và đề nghị nên có nhiều chương trình tương tự, nhằm nâng cao hơn nữa
năng lực cho cán bộ thực hiện tại TTPTQĐ các huyện, thành phố. Bên cạnh đó, là
những chia sẽ kinh nghiệm về quản lý, thu hồi đất đai, kinh nghiệm tổ chức thực
hiện công tác bồi thường GPMB; đặc biệt việc ứng dụng phần mềm trong quá trình
thực hiện công tác bồi thường GPMB rút ngắn thời gian, thủ tục thực hiện, thống
nhất được khung chương trình cũng như các biểu mẫu báo cáo.
Với
một đội ngũ cán bộ quản lý dự án nhiệt huyết, kinh nghiệm, chuyên nghiệp, tận
tuỵ với công việc và thực hiện một cách có hiệu quả nhiệm vụ được giao của CPMB
và sự hỗ trợ từ Ngân hàng Thế giới, các Bộ ngành, EVN, đặc biệt là sự chỉ đạo,
hỗ trợ thường xuyên, kịp thời của EVNNPT và
sự phối hợp, tạo điều kiện từ các địa phương, dự án đã được tổng kết đánh giá
thành công. Với kết quả đạt được nêu trên, Hội thảo đã đề nghị Ngân hàng Thế giới
xem xét để tiếp tục có những chương trình tài trợ trong lĩnh vực phát triển lưới
truyền tải điện Việt Nam cũng như trong việc hỗ trợ địa phương trong các chương
trình, dự án tương tự về phát triển năng lượng tại Việt Nam./.