Tin liên quan:
Tại
trụ sở chính RTE ở Pháp, tiếp đón Đoàn có ông Jean Pierre Desbrosses – Ủy viên
Hội đồng quản trị, ông Bruno Gremillot - Cố vấn Tổng giám đốc, ông William
Phung - Giám đốc RTE International, bà Christine de Pommerol – Phó trưởng Ban Kiểm
soát và Quản lý, bà Sylvie Sin- Trưởng ban Phát triển và Kỹ thuật Công trình.

Đoàn EVNNPT làm việc với Lãnh đạo RTE
Chủ
tịch HĐTV EVNNPT Đặng Phan Tường bày
tỏ mong muốn tìm hiểu thực trạng và học tập kinh nghiệm của RTE về quản lý, vận
hành lưới truyền tải điện, các công nghệ mới, thiết bị hiện đại nhằm xây dựng lưới
điện truyền tải Việt Nam ngày càng hiện đại, hướng tới lưới điện thông minh để đảm
bảo hệ thống vận hành an toàn, tin cậy và linh hoạt. Tầm nhìn của EVNNPT là vươn lên là doanh nghiệp đứng đầu
Châu Á về dịch vụ truyền tải điện. Do đó, EVNNPT tích cực nghiên cứu, học tập kinh nghiệm từ các công ty truyền
tải điện các nước bạn, cũng như tìm kiếm hợp tác trong các hỗ trợ kỹ thuật nhằm
nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kỹ thuật EVNNPT cho 2, 3 năm tới và dài hạn.
Với
mong muốn của Đoàn EVNNPT là tìm hiểu
về cơ cấu hệ thống truyền tải điện Pháp, lịch sử hình thành, quy mô, cơ cấu tổ
chức và hoạt động của RTE, các công nghệ mới được áp dụng trên lưới điện, Đoàn
EVNNPT đã đưa ra nhiều câu hỏi và được
các chuyên gia RTE chia sẻ kinh nghiệm cởi mở.
RTE
là đơn vị vận hành hệ thống điện truyền tải lớn tại Châu Âu. Năm 1946, Tập đoàn
Điện lực Pháp (EDF) hình thành trên cơ sở toàn bộ các công ty điện, thuộc khâu
phát điện, phân phối điện và truyền tải điện. Năm 2000, RTE được thành lập thuộc
EDF. Tháng 9/2005, RTE thành công ty độc lập về quản lý, nhưng vẫn thuộc 100%
EDF sở hữu. Nhiệm vụ chính của RTE là đảm bảo vận hành an toàn hệ thống điện,
duy trì và vận hành lưới, đảm bảo không phân biệt và quyền bình đẳng đấu nối vào
lưới điện, xây dựng lưới truyền tải thích ứng với môi trường và đảm bảo an toàn
cho con người và tài sản, liên kết lưới Châu Âu với mức chi phí kinh tế nhất. Hiện
tại, hệ thống lưới điện cao áp của RTE gồm 2.700 trạm biến áp, 105.300 km đường
dây (gồm các cấp điện áp 63kV, 90kV, 225kV và 400kV; 100.600 km lưới trên không
và 4.700km cáp ngầm). Khác với EVNNPT,
trong vận hành hệ thống điện, ngoài các bộ phận vận hành, bảo dưỡng, kỹ thuật công
trình, RTE còn có Trung tâm Điều độ hệ thống điện Quốc gia đặt tại Paris chuyên
điều hành lưới 400kV và 7 Trung tâm Điều độ hệ thống điện khu vực tại các vùng,
chịu trách nhiệm với các hộ tiêu thụ. Tổng số công nhân viên RTE là 8.541 người.
Công suất lắp đặt của hệ thống là 850 GW. Điện năng truyền tải đạt 540 TWh. Thời
gian mất điện trung bình: 2 phút 48 giây. RTE cũng duy trì tổn thất truyền tải ở
mức thấp 2,25%, và tổn thất này được tính vào giá truyền tải điện. Tỷ lệ giá
truyền tải trong tổng giá điện là 10%.
Lưới
truyền tải điện của RTE áp dụng công nghệ hiện đại, tự động hóa cao, hầu hết là
các trạm biến áp không người trực. RTE là một trong những tổ chức đi đầu Châu Âu
về sửa chữa nóng đường dây và trạm biến áp, dày dặn kinh nghiệm thực hiện và đào
tạo sửa chữa nóng cho các Tổng công ty Điện lực thuộc nhiều nước như: Anh, Malaysia,
Úc, Na Uy, Thổ Nhĩ Kỳ, Algeria... RTE cam
kết với cơ quan điều tiết trong việc giảm tối đa chi phí (đặc biệt là chi phí
nhân công và các chi phí vận hành khác) nhằm duy trì giá truyền tải ở mức thấp
nhất có thể.

Đoàn EVNNPT chụp ảnh lưu niệm cùng các lãnh đạo RTE
Cuối
phiên trao đổi và thảo luận, Ông Jean Pierre Desbrosses – Ủy viên Hội đồng quản
trị RTE khẳng định với kinh nghiệm và đội ngũ chuyên gia năng lực hiện có, RTE
sẵn sàng chia sẻ thông tin, dữ liệu cho EVNNPT,
hỗ trợ giải quyết các khó khăn, vướng mắc về kỹ thuật, vận hành hệ thống điện,
cung cấp các dịch vụ, đào tạo về sửa chữa nóng đường dây và trạm biến áp cũng
như RTE sẵn sàng tham gia đấu thầu cạnh tranh để cung cấp các dịch vụ cho EVNNPT. Buổi làm việc này là cơ hội để hai
bên hiểu biết lẫn nhau nhằm tiến tới phát triển quan hệ hợp tác thường xuyên, sâu
rộng hơn trong tương lai./.