Tin liên quan:
Các đơn vị tham gia Khóa đào tạo chuyển giao đợt này có:
-
Công ty Truyền tải điện 1 gồm: Các cán bộ Phòng Kỹ thuật, Phòng An toàn và các
công nhân của Truyền tải điện Hà Nội.
- Công
ty Truyền tải điện 2 gồm: Các cán bộ Phòng Kỹ thuật, Phòng An toàn, các đội phó
đội đường dây và các công nhân của TTĐ Quảng Bình, TTĐ Quảng Trị, TTĐ Thừa
Thiên Huế, TTĐ Đà Nẵng, TTĐ Quảng Nam, TTĐ Quảng Ngãi và TTĐ Kon Tum.
- Công
ty Truyền tải điện 3 gồm: Các kỹ sư và công nhân của Xưởng Cơ điện, TTĐ Khánh
Hòa, TTĐ Bình Thuận, TTĐ Ninh Thuận, TTĐ Phú Yên, TTĐ Bình Định và TTĐ Gia Lai.
- Công
ty Truyền tải điện 4 gồm: Các cán bộ Phòng Kỹ thuật, Phòng An toàn và các công
nhân của Truyền tải điện TP. Hồ Chí Minh.
Đồng
chí Nguyễn Văn Xuân - Phó Giám đốc PTC3, chủ nhiệm đề tài trực tiếp hướng dẫn khoá
đào tạo. Để thuận lợi và đảm bảo cho việc chuyển giao được hiệu quả, mỗi đơn vị
tham gia 01 đội công tác có ít nhất là 07 người, gồm: 02 cán bộ kỹ thuật theo
dõi, giám sát, nắm bắt chung để triển khai đào tạo nhân rộng cho đơn vị, 05
công nhân trực tiếp thực hiện (gồm: người chỉ huy trực tiếp, người phun nước số
1, người phun nước số 2, người phụ trách động lực, người phụ việc mặt đất).

Đ/c Nguyễn Văn Xuân - PGĐ PTC3 hướng dẫn khóa đào tạo chuyển giao công nghệ Vệ sinh cách điện hotline
Trong
thời gian nắm bắt về lý thuyết, các học viên được đồng chí Nguyễn Văn Xuân cùng
nhóm nghiên cứu đề tài giảng giải cặn kẽ về nguyên lý vận hành của các trang
thiết bị của dây chuyền công nghệ, hướng dẫn chi tiết thực hiện xử lý nước; những
nguy cơ mất an toàn cho con người, thiết bị khi sử dụng công nghệ Vệ sinh cách
điện hotline và phương pháp loại trừ những nguy cơ mất an toàn đó; những điều
cần lưu ý khi tiến hành vệ sinh hotline thiết bị trong trạm biến áp và các đường
dây điện; các yêu cầu để đảm bảo chấp hành thực hiện đúng theo Quy trình đã
được EVN ban hành. Khi đã nắm chắc về phần lý thuyết, lớp học chuyển qua làm
quen với hệ thống thiết bị và thực hành không mang điện. Phần triển khai thực
hành chia thành hai hạng mục với hai cấp điện áp khác nhau. Mục vệ sinh hotline
thiết bị trong trạm biến áp được thực hiện với các thiết bị 220kV của Trạm biến
áp 500kV Pleiku, còn mục vệ sinh hotline các đường dây điện được thực hiện trên đường dây 500kV Pleiku - Yaly. Mọi việc đều được thực hiện đúng
theo quy trình, các thiết bị được vệ sinh sạch sẽ một cách nhanh chóng.

Thực hành với các thiết bị 220kV của TBA 500kV Pleiku
Kết
thúc khoá đào tạo, các đơn vị tham gia nhận chuyển giao công nghệ đã lĩnh hội
được đầy đủ về công nghệ Vệ sinh cách điện hotline và đủ khả năng tự tổ chức triển
khai ứng dụng công nghệ tại đơn vị mình.
Trước
đó, từ ngày 13 - 17/4/2015, PTC3 đã tổ chức Khóa đào tạo chuyển giao công nghệ
Vệ sinh cách điện hotline cho các đơn vị phân phối thuộc EVN: Công ty Cổ phần
Điện lực Khánh Hòa, Công ty lưới điện cao thế Thành phố Hà Nội, Công ty lưới
điện cao thế Miền Bắc, Công ty TNHH MTV Điện lực Đà Nẵng./.
Công nghệ Vệ sinh cách điện Hotline là đề tài nghiên
cứu khoa học do đồng chí Nguyễn Văn Xuân - Phó Giám đốc PTC3 trực tiếp làm chủ
nhiệm đề tài, cùng nhóm nghiên cứu gồm các cán bộ kỹ thuật, kỹ sư và công nhân PTC3.
Đề tài Vệ sinh cách điện Hotline đã được Tập đoàn Điện lực Việt Nam ra quyết
định ban hành Quy trình vệ sinh cách điện lưới điện phân phối đang mang điện
bằng nước áp lực cao và Quy trình vệ sinh cách điện lưới điện truyền tải đang
mang điện bằng nước áp lực cao vào ngày 13/3/2015. Trước những hiệu quả to lớn
và thiết thực của đề tài, lãnh đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã chỉ đạo PTC3 nhanh
chóng đào tạo, chuyển giao công nghệ này tới tất cả các đơn vị quản lý vận hành
lưới điện thuộc Tập đoàn.