Tâm sự người lính Truyền tải khi xa gia đình.

Thứ năm, 26/8/2021 | 14:52 GMT+7
“Nhớ gia đình, nhớ con lắm, nhưng vì công việc nên mình phải cố gắng, mỗi lần gọi điện, con gái nói con nhớ ba lắm, rồi đưa bức vẽ tô màu có chữ “Con yêu ba rất nhiều", thì lòng tôi ngập tràn hạnh phúc”, Phương chia sẻ. Chúng tôi cũng thường đùa nhau rằng:“ may nhờ có Zalo, Facebook nên hằng ngày gọi về tâm sự cùng con , chứ không con cũng quên mặt ba luôn rồi”.Cũng nhờ đó mà khoảng cách địa lý không còn là trở ngại với chúng tôi nữa, hằng ngày gọi điện hỏi thăm, bố mẹ, anh chị em động viên nhau vượt qua giai đoạn khó khăn này....

Trong lúc dịch bệnh COVID-19 đang bùng phát, cần phải tuân thủ phương án phòng,chống dịch của đơn vị , nhận được lệnh tập trung cách ly chúng tôi khăn gói với hành trang là vài ba bộ quần áo, các vật dụng sinh hoạt cá nhân , tạm xa gia đình nhỏ của mình để thực hiện nhiệm vụ rất thiêng liêng và vinh dự đó là vận hành các trạm biến áp từ 220kV -500kV đảm bảo cung cấp điện an toàn liên tục phục vụ phát triển kinh tế xã hội và an ninh quốc phòng.

Tranh thủ gọi điện về hỏi thăm gia đình

Thấm thoát chúng tôi đã xa gia đình, xa các con yêu thương của mình được gần 2 tháng rồi. Đồng nghiệp làm chung mỗi người một hoàn cảnh khác nhau nhưng đa phần là xa quê hương vào Nam lập nghiệp, nhà neo người, hoàn cảnh gia đình còn nhiều khó khăn vất vả.

Bạn Phương làm chung ca vận hành tại trạm 500kV Chơn Thành với tôi mỗi lần gọi điện về nhà, bé Minh Anh - cô con gái 4 tuổi của anh lại bi bô hỏi thăm khi nào ba về thăm con. Những hình ảnh tươi vui và tiếng cười của con như đã tiếp thêm động lực để chúng tôi chuyên tâm công tác, vận hành an toàn các thiết bị không để xảy ra sự cố do chủ quan, đảm bảo cung cấp điện cho các tỉnh miền Đông Nam bộ thực hiện công tác phòng, chống dịch COVID-19.

Tâm sự với chúng tôi, Phương cho biết hoàn cảnh gia đình ngoài quê vất vả và nhiều khó khăn, sau khi tốt nghiệp cấp 3 vào Nam thi đại học. Tuy sinh ra trong gia đình không có truyền thống làm ngành điện nhưng từ nhỏ với những đam mê cùng các thiết bị điện tử đã thôi thúc quyết tâm theo học ngành điện. Có lẽ đó là cơ duyên cũng như người ta thường nói rằng “ Người chọn nghề và Nghề chọn người” để rồi khi ra trường trở thành kỹ sư ngành hệ thống điện. Nhận tấm bằng kỹ sư tốt nghiệp ra trường vượt qua bao nhiêu vòng sơ tuyển Phương với tình yêu với nghành điện và kiến thức của mình đã trở thành một kỹ sư vận hành hệ thống truyền tải điện Quốc Gia. Đó là niềm tự hào lớn lao của Phương và gia đình, bản thân luôn luôn quyết tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình dù ở trong bất kỳ hoàn cảnh khó khăn nào.

Phương kể khi được cơ quan thông báo tập trung cách ly đã gửi hai con nhỏ lại cho vợ và ba mẹ hỗ trợ, trong đó bé nhỏ chỉ mới hơn 4 tháng tuổi. Phương rất lo lắng nhưng vì công việc nên được gia đình động viên ủng hộ. Mỗi lần gọi điện thoại về nhà thăm con gái nhỏ của mình, bé luôn hỏi sao ba không về với con, ba ghét con à, sao ba bảo ba đi mấy hôm rồi ba về…và nó khóc…lòng như thắt lại, cố mỉm cười với con và bảo rằng vài hôm nữa ba về, ba mua đồ chơi, bim bim cho con nhé, ba yêu và nhớ con nhiều lắm và không quên lời động viên, dặn dò con ở nhà phải ngoan, nghe lời mẹ và ông bà nhé.

“Nhớ gia đình, nhớ con lắm, nhưng vì công việc nên mình phải cố gắng, mỗi lần gọi điện, con gái lớn nói con nhớ ba lắm, rồi đưa bức vẽ tô màu có chữ “Con yêu ba rất nhiều", thì lòng tôi ngập tràn hạnh phúc”, Phương chia sẻ. Chúng tôi cũng thường đùa nhau rằng:“ may nhờ có Zalo, Facebook nên hằng ngày gọi về tâm sự cùng con , chứ không con cũng quên mặt ba luôn rồi”.Cũng nhờ đó mà khoảng cách địa lý không còn là trở ngại với chúng tôi nữa, hằng ngày gọi điện hỏi thăm, bố mẹ, anh chị em động viên nhau vượt qua giai đoạn khó khăn này.

Giờ đây, nằm trong căn phòng nhỏ tại nhà nghỉ ca, chúng tôi tự an ủi nhau cách ly tập trung cũng buồn và bức bối nhưng mình còn may mắn và hạnh phúc hơn rất nhiều người. Bởi ngoài kia lực lượng y tế, tình nguyện viên trên tuyến đầu chống dịch còn vất vả gấp trăm nghìn lần, đối diện với nhiều hiểm nguy đến tính mạng. Cũng biết bao nhiêu người không có cơm ăn, không có chỗ ngủ phải trông chờ những bữa cơm thiện nguyện, phải ngủ gầm cầu, công viên, thất nghiệp không có việc làm. Ở đây chúng tôi thường xuyên được sự hỗ trợ động viên của các cấp Lãnh đạo, Công đoàn, nữ công luôn chăm lo quan tâm đến đời sống sinh hoạt, từng bữa ăn giấc ngủ. Anh em chúng tôi cũng tự nhắn nhủ với nhau rằng đã là người lính Truyền tải điện phải luôn cố gắng hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, góp phần vào sự nghiệp phát triển ngành điện và kinh tế xã hội.

Gửi con nhỏ cho mẹ và vợ chăm sóc

 

Xuân Kiên, Văn Linh - TTĐMĐ2 - PTC4

Bình luận của bạn

Captcha image