
Toàn cảnh xây dựng TBA 220kV Quang Châu. Ảnh:
Mai Phương/BNEWS/TTXVN
Dự án
xây dựng Trạm biến áp (TBA) 220kV Quang Châu được đầu tư theo Quy hoạch phát
triển điện lực Quốc gia giai đoạn 2011-2020 có xét đến năm 2030 (gọi tắt là Quy
hoạch Điện VII điều chỉnh) và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định
số 428/QĐ-TTg ngày 18/03/2016. Bộ Công Thương phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả
thi đầu tư xây dựng công trình theo Quyết định số 3313/QĐ-BCT ngày 11/08/2016.
Tổng
Công ty truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT)
phê duyệt Thiết kế kỹ thuật – Dự toán và Ban quản lý dự án các công trình điện
miền Trung (CPMB) phát lệnh khởi công ngày 5/7/2018.
Dự án được
xây dựng trên địa bàn thôn Vân Cốc 1, 2, xã Vân Trung, huyện Việt Yên, Bắc
Giang, sử dụng vốn vay ODA từ Ngân hàng Tái thiết Đức (KfW) có quy mô công suất
250MVA, nhận điện từ đường dây 220kV Phả Lại - Hiệp Hòa.
Ông Nguyễn
Đình Thọ, Phó Giám đốc Ban Quản lý dự án các công trình điện Miền Trung (CPMB)
cho biết, sau khi có Quyết định phê duyệt Phương án bồi thường số 656/QĐ-UBND
ngày 27/6/2018 của UBND huyện Việt Yên, CPMB đã phối hợp với Trung tâm Phát triển
quỹ đất huyện Việt Yên, UBND xã Vân Trung tiến hành chi trả tiền bồi thường hỗ
trợ cho các hộ dân và đơn vị liên quan.
Đến nay,
CPMB đã chi trả toàn bộ số tiền bồi thường, hỗ trợ cho các hộ dân có đất bị thu
hồi trong phạm vi mặt bằng TBA, 4 vị trí móng 35kV và một số hộ dân tại đường
vào trạm.
Hiện còn
vướng 844,8 m2 đất của 4 hộ dân tại phần mở rộng đường vào trạm. Các hộ dân này
chưa thống nhất đơn giá bồi thường, hỗ trợ theo quy định của UBND tỉnh (diện
tích trên nằm trong phần mở rông đường vào trạm, không ảnh hưởng đến việc thi
công trong mặt bằng trạm).
Do đó,
CPMB đang phối hợp với Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện, UBND xã Vân Trung và
các ban ngành đoàn thể của xã tiếp tục tuyên truyền, vận động để các hộ dân đồng
thuận bàn giao mặt bằng.

Chủ đầu tư phấn đấu đưa dự án đóng điện vào cuối
năm 2018. Ảnh: Mai Phương/BNEWS/TTXVN
“Quan điểm
của Chủ đầu tư là khi các hộ dân chưa đồng thuận nhận tiền bồi thường, hỗ trợ
(theo đơn giá quy định của cấp có thẩm quyền) thì chưa thi công trên diện tích
đất của các hộ và sẽ tiếp tục phối hợp với các cấp có thẩm quyền của địa phương
tuyên truyền, vận động để các hộ dân đồng thuận theo các chủ trương chính sách
để bàn giao mặt bằng sớm cho đơn vị thi công”, Phó Giám đốc CPMB cho hay.
Qua tìm
hiểu, tất cả các công việc thi công, nghiệm thu và chuyển bước thi công của dự
án xây dựng TBA 220kV Quang Châu đều được Tư vấn giám sát thi công xây dựng kiểm
tra nghiệm thu tại công trường.
Đại diện
đơn vị tư vấn giám sát, Liên danh Công ty CP Khảo sát thiết kế xây dựng công
trình - Công ty CP EVN Quốc tế, ông Phan Viết Thao, Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc
Công ty CP Khảo sát thiết kế xây dựng công trình nhận xét: “Cho đến thời điểm
hiện nay, việc triển khai thi công, giám sát thi công công trình đều được nhà
thầu thực hiện tuân thủ và đảm bảo chất lượng theo quy định”.
Ông Thao
cho biết: “Tại dự án này, chúng tôi có nhiệm vụ xem xét lại toàn bộ khâu thiết
kế, khảo sát và chịu trách nhiệm giám sát về tiến độ, chất lượng, cũng như việc
đảm bảo môi trường trong quá trình thi công. Hiện Dự án đã và đang được CPMB
triển khai theo đúng hồ sơ thiết kế đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt và
tuân thủ theo các quy định hiện hành với chất lượng đảm bảo”.
Cụ thể,
tháng 7/2018 mặt bằng Dự án TBA 220kV Quang Châu mới được bàn giao cho đơn vị
thi công. Từ thời điểm đó đến nay, Chủ đầu tư và chính quyền địa phương đã rất
nỗ lực vận động tuyên truyền người dân trong diện giải tỏa để bàn giao mặt bằng
cho nhà thầu thi công.
“Theo kế
hoạch của EVNNPT thì đến tháng
12/2018, dự án sẽ đóng điện. Đây là tiến độ rất căng. Do đó, hàng ngày, chúng
tôi cũng thường xuyên cập nhật, báo cáo tiến độ cho EVNNPT về tình hình thực hiện dự án”, đại diện đơn vị tư vấn giám sát
nói.
Trong
quá trình thực hiện dự án, CPMB còn hợp đồng với các nhà thầu: Thiết kế - Công
ty CP Tư vấn xây dựng điện 1 (PECC1); Xây lắp (Licogi 16). Các nhà thầu này có
nhiều kinh nghiệm, năng lực thực hiện nhiều dự án tương đương của EVNNPT.
Đại diện
đơn vị thi công, Liên danh Công ty CP Điện lực Licogi 16 - Công ty CP Thái Bình
Dương - Công ty CP Licogi 16, ông Hà Bạch Hải, Phó Tổng Giám đốc Licogi 16 kiêm
Chỉ huy trưởng công trưởng, đơn vị đã từng xây dựng các TBA 500kV Việt Trì, Phú
Thọ và Pleiku cho biết, ngay sau khi khởi công dự án, đơn vị thi công đã tập
trung nhân lực và thiết bị để thực hiện được khối lượng khoảng 60% đến thời điểm
này.
Theo ông
Hải, khi hoàn thành phần móng, cuối tháng 10 này, nhà thầu sẽ chuyển sang lắp đặt
thiết bị giá đỡ, đồng thời tập trung máy móc và nhân lực (có thời điểm đến 200
công nhân), tăng ca làm việc để hoàn thành kế hoạch đóng điện vào cuối tháng 12
năm nay.
Ông
Dương Ngô Tuân, Phó Chủ tịch UBND xã Vân Trung, huyện Việt Yên, Bắc Giang nhận
thức rằng để phát triển kinh tế - xã hội của địa phương nói riêng và đất nước
nói chung thì yêu cầu điện phải đi trước một bước. Do đó, việc xây dựng TBA
220kV Quang Châu trên địa bàn xã là đáp ứng yêu cầu tăng trưởng phụ tải của Khu
công nghiệp (KCN) Quang Châu và một số KCN trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.
Theo Phó
Chủ tịch UBND xã, trong quá trình thi công công trình TBA 220kV Quang Châu,
UBND xã đã phối hợp với Chủ đầu tư tích cực triển khai công tác giải phóng mặt
bằng, do vậy đến nay phần việc quan trọng này về cơ bản đã xong, chỉ còn 4 hộ
dân ở đường vào trạm thuộc thôn Vân Cốc 2 chưa đồng thuận nhận tiền đền bù. Tới
đây, UBND xã sẽ tích cực phối hợp với Chủ đầu tư xúc tiến công việc này để bàn
giao mặt bằng còn lại cho đơn vị thi công.

Đơn vị thi công đang tập trung thi công. Ảnh:
Mai Phương/BNEWS/TTXVN
Cũng
theo ông Tuân, đơn vị thi công và Chủ đầu tư thường xuyên phối hợp với địa
phương trong quá trình san lấp mặt bằng, nhà thầu đảm bảo vấn đề vệ sinh môi
trường trong quá trình thi công. Ngoài ra, trong thời gian thi công, địa phương
còn phối hợp với Chủ đầu tư thực hiện các giải pháp về an toàn lao động, lắp đặt
các biển báo cảnh báo, ký cam kết về vấn đề an toàn với các đơn vị thi
công.
Về 4 hộ
dân chưa đồng thuận nhận tiền bồi thường để mở rộng mặt bằng thi công chủ yếu
là lý do giá bồi thường thấp, họ muốn hỗ trợ thêm. Nắm bắt được yêu cầu này,
UBND xã sẽ tiếp tục phối hợp với Chủ đầu tư tuyên truyền, thuyết phục, vận động
các hộ dân này thực hiện theo các quy định của pháp luật. UBND xã đã 3 lần có
biên bản vận động, trực tiếp gặp gỡ các hộ dân để tuyên truyền cho họ hiểu được
ý nghĩa của dự án trong việc phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội trên địa
bàn tỉnh tới đây.
“Nếu
không đồng thuận, địa phương sẽ thực hiện các bước theo quy định của pháp luật,
kiến nghị UBND huyện ra quyết định cưỡng chế”, Phó Chủ tịch xã Dương Ngô Tuân
nhấn mạnh.
Về phía
thôn Vân Cốc 1 (địa điểm xây dựng trạm), bà Dương Thị Thao, Phó thôn cho biết,
“hiện nay, thôn Vân Cốc 1 không có vướng mắc về giải phóng mặt bằng. Chúng tôi
được chính quyền xã Vân Trung tuyên truyền về ý nghĩ và mục đích của việc xây dựng
dự án nên đều thực hiện nghiêm túc. Chúng tôi vận động các hộ dân trong diện giải
tỏa chấp nhận phương án đền bù theo đơn giá quy định của tỉnh đề ra. Chỉ riêng
2 hộ ông Nguyễn Văn Thiết và Nguyễn Văn Trung chưa đồng thuận nên thôn đã tích
cực tuyên truyền vận động, cùng với UBND xã nên đến thời điểm này hai hộ dân
trên cũng đã đồng thuận nhận tiền đền bù, tạo điều kiện cho đơn vị thi
công”.
Phó Giám
đốc CPMB Nguyễn Đình Thọ đánh giá: “Về cơ bản tiến độ đã đạt theo kế hoạch ban
đầu. Trong tháng 10 này thiết bị sẽ về đến công trình để kịp lắp đặt. Hiện toàn
bộ nhà thầu, tư vấn giám sát đều tăng năng lực đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn
thành dự án đóng điện vào cuối tháng 12 năm nay, đáp ứng nhu cầu phụ tải tăng
trưởng nhanh trên địa bàn hai tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh./.