PTC1 tổ chức thành công lớp hướng dẫn cấp cứu ngừng tuần hoàn, thực hành và bàn giao hình nhân hô hấp nhân tạo

Thứ sáu, 12/8/2016 | 23:00 GMT+7
Ngày 10/8/2016 tại Hà Nội, Công ty Truyền tải điện 1 (PTC1) phối hợp với các đơn vị chức năng tổ chức huấn luyện và thực hành cấp cứu hồi sinh tổng hợp, làm tăng khả năng cứu sống nạn nhân bị ngừng tim phổi theo phương pháp mới năm 2016. Đồng thời bàn giao, hướng dẫn sử dụng hình nhân điện tử cho các Truyền tải điện cơ sở.
Đến dự và chỉ đạo có đồng chí Trần Minh Tuấn – Phó Giám đốc Công ty; đồng chí Nguyễn Huy Thắng – Chủ tịch Công đoàn Công ty; đại diện nhà cung cấp hàng; các bác sỹ chuyên khoa Bệnh viện Bạch Mai tham gia giảng dạy cùng các đồng chí là cán bộ An toàn các TTĐ khu vực.

PTC1huanluyen_120816_0.JPG
Toàn cảnh lớp huấn luyện

Thực hiện chỉ đạo của Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia về việc hướng dẫn mới quy trình hồi sinh tổng hợp khi tai nạn lao động. Theo đó phương pháp cấp cứu nạn nhân ngừng tim phổi phải tiến hành hồi sinh tổng hợp có những thay đổi lớn, cụ thể:

Bước 1 (D) – Danger: Khi CNVC lao động bị nạn cần nhanh chóng tiến hành các biện pháp loại trừ các yếu tố nguy hiểm đang ảnh hưởng đến tính mạng của người bị nạn và những người xung quanh.

Bước 2 (R) – Response: Kiểm tra, đánh giá nhanh tình trạng sống của nạn nhân về não, hô hấp, tim...

Bước 3 (C) – Circulation: Ưu tiên ngay việc ấn tim ngoài lồng ngực 30 lần. Việc ấn tim cần phải thực hiện ngay...

Bước 4 (A) – Airway: Kiểm soát và làm thông đường thở…

Bước 5 (B) – Breathing: Sau khi thực hiện bước 4 (A); người cấp cứu tiến hành hô hấp nhân tạo theo phương pháp miệng – miệng (là tốt nhất).

Như vậy trước đây là DRABC thì hiện nay tuân thủ theo các bước DRCAB sau đó duy trì bước C rồi B.

PTC1huanluyen_120816_1.JPG
Các bác sỹ chuyên khoa bệnh viện Bạch mai, hướng dẫn phương pháp cấp cứu nạn nhân ngừng tim phổi, tiến hành hồi sinh tổng hợp

Tại buổi huấn luyện, các học viên được nghe các bác sỹ chuyên khoa Bệnh viện Bạch Mai hướng dẫn từ phía nhà cung cấp, thực hành các động tác cơ bản trong cấp cứu người bị nạn trên hình nhân cao su có đầy đủ bộ phận cơ thể người (đầu, thân, tay, chân) và có hình dạng, kích thước như người thật. Bên trong hình nhân có gắn những thiết bị điện tử cảm biến để nhận biết những tác động khi thực tập. Có thiết bị báo tín hiệu thể hiện kết quả trong quá trình thực tập. Các tín hiệu được thể hiện bằng đèn và còi trên hộp thiết bị, bao gồm: Hà hơi thổi ngạt; ép tim; vị trí tay đặt trên tim; nhịp ép tim. Có thể bắt được động mạch cổ. Có bộ phận ghi nhận kết quả trong suốt quá trình thực hiện thực tập cấp cứu và thể hiện bằng cách in ra giấy dạng biểu đồ.

Sau một buổi làm việc với tinh thần khẩn trương, hiệu quả, cán bộ làm an toàn tại các đơn vị đã được nâng cao nhận thức, củng cố phương pháp, kỹ năng thao tác thực hành cấp cứu hồi sinh tổng hợp, làm tăng khả năng cứu sống nạn nhân bị ngừng tim phổi, cập nhật theo phương pháp mới.

PTC1huanluyen_120816_2.JPG
Chuyên gia bệnh viện Bạch Mai hướng dẫn thực hành trên hình nhân cho các học viên đến từ các Truyền tải điện khu vực

Ngay sau buổi học, Công ty đã bàn giao, hướng dẫn sử dụng hình nhân điện tử cho các cán bộ thuộc đối tượng làm công tác An toàn tại các Truyền tải điện, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác phòng chống, xử lý về an toàn BHLĐ một cách sâu rộng, cập nhật phương pháp mới mang hiệu quả cao. Đây là một trong những tiêu chí của VHDN PTC1 đối với sự phát triển bền vững của Công ty./.

Một số hình ảnh tại buổi huấn luyện:

PTC1huanluyen_120816_3.JPG
Đồng chí Nguyễn Huy Thắng – Chủ tịch Công đoàn Công ty phát biểu khai mạc lớp huấn luyện, cấp cứu hồi sinh tổng hợp

PTC1huanluyen_120816_4.JPG
PTC1huanluyen_120816_6.JPG
PTC1huanluyen_120816_8.JPG
PTC1huanluyen_120816_9.JPG
PTC1huanluyen_120816_7.JPG

Mạnh Hùng - PTC1