THÔNG CÁO BÁO CHÍ KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KẾ HOẠCH NĂM 2023, MỤC TIÊU NHIỆM VỤ NĂM 2024 CỦA EVNNPT

Chủ nhật, 14/1/2024 | 06:09 GMT+7

I. Tình hình thực hiện nhiệm vụ kế hoạch năm 2023

1. Tình hình sản xuất kinh doanh (SXKD) và vận hành hệ thống truyền tải điện quốc gia

- Sản lượng điện truyền tải

Sản lượng truyền tải điện năm 2023 đạt 222,5 tỷ kWh, đạt 100,3% kế hoạch EVN giao (221,8 tỷ kWh), tăng 5,2% so với năm 2022.

- Tổn thất điện năng (TTĐN)

Tổn thất điện năng năm 2023 thực hiện đạt 2,4%, giảm 0,14% so với năm 2022, đạt so với chỉ tiêu kế hoạch điều chỉnh EVN giao (2,4%).  

2. Tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư xây dựng (ĐTXD)

- Kế hoạch khởi công.

Năm 2023 khởi công được 30/37 dự án theo kế hoạch điều chỉnh, bằng 81,1% kế hoạch. Trong đó có nhiều công trình quan trọng đảm bảo cung cấp điện như: Giải pháp đảm bảo yêu cầu về điện áp cho lưới truyền tải điện khu vực miền Bắc; các TBA 500 kV Quảng Trị, Bình Dương; Lắp M2 các TBA 500 kV Đức Hòa, Chơn Thành; Mở rộng ngăn lộ TBA 500 kV Thạnh Mỹ; các ĐD 220 kV Sơn La - Điện Biên, Tương Dương - Đô Lương, Nhơn Trạch 3 - Long Thành; Treo dây M2 ĐD 220 kV Bắc Giang - Lạng Sơn, Cải tạo đường dây 220 kV NĐ Phả Lại - Bắc Giang 1; các TBA 220 kV KCN Phú Mỹ 3, TBA 220 kV KCN Nhơn Trạch, Lắp M2 các TBA 220 kV Cần Thơ, Thủy Nguyên, Phước An;… Đặc biệt theo chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Công thương và Tập đoàn để đảm bảo cấp điện cho miền Bắc trong các năm tiếp theo, EVNNPT đã tập trung, quyết liệt chỉ đạo tập trung mọi nguồn lực để đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án ĐD 500 kV mạch 3 từ Quảng Trạch đi Phố Nối và trong năm 2023 đã khởi công được dự án ĐD 500 kV Nam Định 1 - Thanh Hóa, 03 ĐD 500 kV mạch 3 còn lại đang được gấp rút triển khai các thủ tục LCNT và sẽ được khởi công trong những ngày đầu của tháng 01/2024.   

- Kế hoạch đóng điện

Năm 2023 EVNNPT hoàn thành đóng điện (hoặc đã hoàn thành đủ điều kiện đóng điện) 29/33 công trình theo kế hoạch điều chỉnh, bằng 87,9% kế hoạch. Trong đó có nhiều dự án quan trọng như: ĐD 500 kV Sông Hậu - Đức Hòa, ĐD đấu nối các TBA 500 kV Đức Hòa, Chơn Thành, Long Thành; NCS TBA 500 kV Quảng Ninh; Các ĐD 220 kV Nha Trang - Tháp Chàm, đấu nối TBA 220 kV Bắc Quang, Tao Đàn - Tân Cảng; các TBA 220 kV Nghĩa Lộ, Duyên Hải, Long Khánh, Vĩnh Châu, Định Quán, Tân Biên, Krông Ana; Nâng KNT các ĐD 220 kV Sơn La - Việt Trì, Yên Bái - Phú Thọ, Hà Đông - Thường Tín, Dốc Sỏi - Quảng Ngãi; Giải pháp đảm bảo yêu cầu về điện áp cho lưới TTĐ khu vực miền Bắc

Mặc dù năm 2023 EVNNPT chưa hoàn thành đóng điện các dự án theo kế hoạch đề ra, tuy nhiên trong bối cảnh các khó khăn vướng mắc kéo dài trong công tác CBĐT và BTGPMB, với khối lượng ĐTXD thực hiện và các dự án trọng điểm đã được hoàn thành và đưa vào vận hành đã thể hiện sự nỗ lực rất lớn của Tổng Công ty và các đơn vị, góp phần cùng EVN cơ bản đảm bảo cung cấp điện cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

II. Mục tiêu, nhiệm vụ năm 2024

1. Về quản lý vận hành và sản xuất kinh doanh điện

Năm 2024 sản lượng điện truyền tải khoảng 233,9 tỷ kWh, tăng 5,12% so với thực hiện năm 2023. Tỷ lệ tổn thất điện năng trên lưới điện truyền tải 2,15%. Sửa chữa lớn 1.197,631 tỷ đồng. Không để xảy ra sự cố do nguyên nhân chủ quan, tất cả các chỉ tiêu suất sự cố thực hiện thấp hơn chỉ tiêu kế hoạch Tập đoàn giao. Thực hiện tốt các lĩnh vực của công tác an toàn, không xảy ra tai nạn lao động nặng và tai nạn chết người.

Nhiệm vụ giải pháp chủ yếu:

- Tập trung mọi nỗ lực và phương tiện để đảm bảo vận hành an toàn, ổn định, tin cậy các đường dây và trạm biến áp, đặc biệt là hệ thống lưới điện 500 kV Bắc - Nam.

- Tiếp tục tập trung mọi nỗ lực, triển khai các biện pháp toàn diện và quyết liệt nhằm ngăn chặn tai nạn lao động, giảm thiểu sự cố, cháy nổ.

- Đẩy mạnh áp dụng các công nghệ mới trong lĩnh vực truyền tải điện: Lưới điện thông minh, vệ sinh hotline, định vị sự cố, giám sát trực tuyến thiết bị chính, flycam và phân tích hình ảnh bằng AI, quản lý thông tin bản đồ GIS, giám sát cảnh báo sét, thiết kế PCCC các TBA 220 - 500 kV,... để nâng cao khả năng truyền tải, độ tin cậy, ổn định hệ thống truyền tải điện và nâng cao NSLĐ.

- Hoàn thành công tác xây dựng và ban hành quy định thông số kỹ thuật của các thiết bị chính đang vận hành trên hệ thống truyền tải điện. Tổ chức tổng kết, đánh giá chất lượng các thiết bị đang vận hành, làm cơ sở để xem xét có hình thức xử lý các nhà sản xuất thiết bị kém chất lượng.

- Tăng cường quản lý chặt chẽ chất lượng công tác thiết kế và chất lượng thi công lắp đặt, thí nghiệm thiết bị và tổ chức nghiệm thu các công trình trạm biến áp và đường dây. Kiểm soát chặt chẽ chất lượng VTTB đưa lên lưới điện truyền tải.

2. Về đầu tư xây dựng

Năm 2024 phấn đấu khởi công 34 dự án. Phấn đấu hoàn thành và đưa vào vận hành 63 dự án. Tổng giá trị ĐTXD ước tính 20.476 tỷ đồng, trong đó đầu tư thuần khoảng 14.304 tỷ đồng.

Tập trung chỉ đạo thực hiện hoàn thành các mục tiêu kế hoạch ĐTXD đã đề ra. Trong đó tập trung chỉ đạo đối với các dự án trọng điểm như:

 - Đối với các dự án ĐD 500 kV Quảng Trạch - Quỳnh Lưu - Thanh Hóa - Nam Định - Phố Nối: Bám sát các mốc tiến độ của dự án theo chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Công Thương, Tập đoàn, huy động nguồn lực cao nhất dành cho dự án; thường xuyên bám sát công trường, bám sát các bộ, ban, ngành, cấp uỷ, chính quyền các địa phương các cấp kịp thời tháo gỡ, giải quyết các khó khăn, vướng mắc đẩy nhanh tiến độ các dự án.

- Đối với các dự án có kế hoạch khởi công, đóng điện năm 2024: Tập trung đảm bảo tiến độ các dự án nâng cao năng lực lưới điện truyền tải, các dự án phục vụ đảm bảo cung cấp điện cho miền Bắc; các dự án giải tỏa công suất các NMNĐ Hải Dương, Nhơn Trạch 3, 4; các dự án phục vụ giải toả công suất NLTT, thuỷ điện Tây Bắc, mua điện Trung Quốc, mua điện Lào, các Ban QLDA cần tập trung cao độ trong công tác CBĐT, thực hiện đầu tư, đặc biệt chú trọng đến công tác BTGPMB nhằm phấn đấu hoàn thành tốt nhất các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao.

- Triển khai sớm công tác chuẩn bị đầu tư và thỏa thuận tuyến, mặt bằng đối với các dự án ĐTXD để có đủ thời gian cho các giai đoạn tiếp theo.

- Quản lý chặt chẽ và đẩy nhanh tiến độ công tác trình duyệt chủ trương đầu tư, BCNCKT, TKKT. Nâng cao chất lượng công tác tư vấn, yêu cầu các công ty tư vấn thiết kế cam kết đảm bảo chất lượng, tiến độ của các dự án ĐTXD. Triển khai áp dụng hợp đồng tư vấn mẫu, trong đó quy định cụ thể yêu cầu về chất lượng, tiến độ, chế độ thưởng, phạt.

- Tiếp tục chuẩn hóa và nâng cao chất lượng hồ sơ mời thầu, tiêu chuẩn xét thầu, tăng cường công tác quản lý hợp đồng và quản lý chất lượng các nhà thầu xây lắp, cung cấp vật tư, thiết bị. Kiên quyết loại bỏ các nhà thầu không đủ năng lực làm ảnh hưởng tới chất lượng và tiến độ của dự án.

- Nâng cao chất lượng công tác lập dự toán, tránh trường hợp một số gói thầu phải tổ chức lập lại dự toán, đấu thầu lại nhiều lần mới lựa chọn được nhà thầu.

- Xây dựng và triển khai thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng công tác lập tổng tiến độ, GPMB, giám sát thi công xây dựng và nghiệm thu. Quyết liệt chỉ đạo, điều hành các đơn vị, nhà thầu triển khai dự án đúng theo các mốc tiến độ đề ra. Chủ động bám sát các bộ, ban, ngành và các địa phương nhằm kịp thời tháo gỡ những vướng mắc phát sinh trong công tác trình duyệt chủ trương đầu tư, chuẩn bị ĐTXD, bồi thường GPMB các dự án. Triển khai công tác đo đạc, bồi thường GPMB trước khi TKKT của dự án được phê duyệt. Xây dựng và triển khai quy định về đền bù thi công trong quá trình triển khai các dự án.

- Tìm mọi giải pháp nâng cao chất lượng các dự án ĐTXD, đặc biệt trong công tác giám sát thi công, nghiệm thu, mua sắm VTTB. Hoàn thành và triển khai áp dụng Hệ thống Quy trình quản lý chất lượng công tác ĐTXD trong EVNNPT.

- Lãnh đạo Tổng Công ty và các đơn vị thường xuyên có mặt trên công trường, đặc biệt các công trình trọng điểm, để chỉ đạo phối hợp với các đơn vị liên quan giải quyết kịp thời các vướng mắc trong quá trình thực hiện.

- Kiểm tra, đôn đốc đơn vị TVGS thường xuyên giám sát thi công tại hiện trường, tăng cường cán bộ kỹ thuật có mặt tại công trường để phối hợp đơn vị TVGS, các nhà thầu và tư vấn thiết kế xử lý kịp thời các vướng mắc phát sinh trong quá trình thi công, tổ chức nghiệm thu, đóng điện đưa các công trình vào vận hành.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Ban Truyền thông - Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia.

Điện thoại: (024) 22204498. Fax: (024) 22204455.

Địa chỉ: Số 18 Trần Nguyên Hãn, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Website: www.npt.com.vn

 

EVNNPT
Vận hành

Vận hành

Đầu tư

Đầu tư

Quan hệ quốc tế

Quan hệ quốc tế

Lịch sự kiện

Lịch sự kiện