Để hoàn thành các nhiệm vụ của lĩnh vực CNTT tại đơn vị với tính chất đặc thù của Ban QLDA, thì nhiệm vụ của bộ phận phụ trách CNTT nằm trong biên chế Phòng Tổng hợp thực sự là khối lượng không nhỏ. Cụ thể phải hoàn thành các lĩnh vực trên thể hiện qua việc hoàn thành các tiêu chí chấm điểm của Chuyển đổi số (CĐS) của EVN/EVNNPT; tiêu chí chấm điểm tình hình sử dụng Phần mềm dùng chung của EVN/EVNNPT; tiêu chí chấm điểm về công tác ATTT tại trụ sở NĐH (trừ ATTT cho các TBA), công tác phối hợp vận hành HNTH thông suốt cho Lãnh đạo và tham mưu cho đơn vị các vấn đề liên quan đến lĩnh vực CNTT. Các nhiệm vụ này là bắt buộc và nằm trong tiêu chí chấm điểm hiệu quả của EVNNPT đối với các đơn vị hằng năm. Do đó, việc phân loại, xác định phạm vi công việc, bố trí nhân lực, có kế hoạch triển khai từ đầu năm, thường xuyên đôn đốc kiểm tra sẽ quyết định việc hoàn thành những nhiệm vụ này góp phần vào việc hoàn thành kế hoạch chung của EVNNPT giao cho trong lĩnh vực liên quan đến CNTT.
Hoàn thành 20 đầu mục công việc trong công tác chuyển đổi số theo kế hoạch giao
Xác định, chuyển đổi số trước tiên là chuyển đổi về nhận thức của từng CBCNV. Theo kế hoạch chung toàn EVN/EVNNPT, CPMB đã từng bước chuyển đổi tư duy, chuyển đổi cách làm, tận dụng sức mạnh của công nghệ số, gia tăng hiệu quả hoạt động, đổi mới sáng tạo tại đơn vị. Công tác chuyển đổi số tại CPMB tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực quản trị nội bộ, ĐTXD, VTCNTT, Truyền thông và chuyển đổi nhận thức.
Năm 2024, EVNNPT giao CPMB tổng cộng 20 đầu mục công việc, trong đó có 6 đầu mục với vai trò triển khai thực hiện, 14 đầu mục với vai trò phối hợp. Do có kế hoạch triển khai cụ thể ngay từ khi nhận được nhiệm vụ giao đầu năm nên hầu hết các đầu mục công việc cơ bản hoàn thành. CBCNV tại các phòng chức năng bước đầu xác định rõ được các nội dung phải làm và thường xuyên có báo cáo kịp thời các vướng mắc kiến nghị đảm bảo hoàn thành mục tiêu chung. Tổ chức triển khai đầu mối tổng hợp, các cá nhân các phòng phối hợp theo chức năng nhiệm vụ, tạo lịch nhắc việc cập nhập trên nhóm zalo, tạo file google drive để trích xuất ngay cần báo cáo định kỳ hay đột xuất của các cấp.
Lĩnh vực ĐTXD là lĩnh vực có nhiều nội dung liên quan tại CPMB. Trong đó, việc khai thác hiệu quả IMIS 2.0 là tiêu chí để xem xét việc hoàn thành chỉ tiêu CĐS tại đơn vị. Các đầu mục “Đánh giá chất lượng nhà thầu”; “quản lý giám sát bằng hệ thống camera 02 dự án TBA 500kV Thanh Hoá, TBA 500kV Quảng Trị”; “ứng dụng công nghệ mới trong khâu khảo sát thiết kế cho các dự án lưới 220 kV trở lên” được các phòng chức năng nghiên túc triển thực hiện để đáp ứng mục tiêu chung.
Đặc biệt, đối với nhiệm vụ “ứng dụng công nghệ mới trong khâu khảo sát thiết kế cho các dự án lưới 220 kV trở lên”, CPMB đã phối hợp với TVĐ4 triển khai thiết kế 3D và áp dụng BIM trong giai đoạn thiết kế bản vẽ thi công cho TBA 2220kV Hải Châu - TBA 220kV đầu tiên tại Đà Nẵng công nghệ GIS (đóng điện ngày 30/9/2024). Việc hoàn thành dự án này tạo tiền đề cho việc triển khai BIM tổng thể cho các dự án lưới điện Truyền tải. EVNNPT hiện đang có 3 trạm kiểu GIS đó là TBA 220kV Tao Đàn (Ban QLDA CCCT Miền Nam), TBA 220 kV Thành Công (Ban QLDA CCCT Miền Bắc) và TBA 220kV Hải Châu (Ban QLDA CCCT Miền Trung).
Các lĩnh vực khác như lĩnh vực VTCNTT 01 đầu mục, Lĩnh vực truyền thông và chuyển đổi nhận thức 04 đầu mục, Lĩnh vực quản trị nội bộ 07 đầu mục được đôn đốc nhắc nhở và cơ bản hoàn thành với các vai trò phối hợp và triển khai thực hiện. Việc đẩy mạnh áp dụng chữ ký số trong các quy trình giải quyết công việc đã góp phần cho CBCNV thể trực tiếp tham gia vào các phầm mềm dùng chung của toàn EVN/EVNNPT về tính pháp lý, trách nhiệm trên các phần mềm thư viện kỹ thuật (Edoc); NPT-Portal, Quản lý kỹ thuật Hệ thống thông tin của EVN (ETMS) trong toàn EVNNPT.
Khai thác triệt để các phần mềm dùng chung của EVN/EVNNPT phục vụ chuyên môn nghiệp vụ
Xác định các PMDC là cốt lỗi để triển khai công tác Chuyển đổi số trong toàn EVNNPT và đơn vị. Hằng năm, EVN/EVNNPT đưa ra các tiêu chí về tần suất truy cập, để chấm điểm đối với các PMDC này. Việc phổ biến, hướng dẫn người dùng sử dụng và đảm bảo tần suất truy cập sẽ thể hiện được việc hiệu quả của phần mềm tại đơn vị và là tiêu chí chấm điểm hoàn thành trong lĩnh vực ứng dụng CNTT tại đơn vị.
D-Office - Mô hình văn phòng số, đây là phần mềm được triển khai mạnh mẽ nhất và có chất lượng nhất. Hiện có 3 phiên bản ứng dụng trên các nền tảng Web, Tablet, smartphone. Tính đến đến thời điểm này 100% CBCNV đã sử dụng hệ thống văn phòng điện tử D-Office và khai thác được các tính năng của nó phục vụ công việc văn phòng. Việc báo cáo tình hình thực hiện theo các biểu mẫu quy định sẽ biết được mức độ sử dụng của CPMB.
IMIS 2.0 - Giải pháp đột phá phục vụ công tác quản lý đầu tư xây dựng, Phần mềm với nhiều module liên kết chặt chẽ với nhau với các chức năng, công cụ quản lý, theo dõi và xử lý các công việc trong dự án một cách tổng thể, toàn bộ vòng đời của dự án từ khâu chuẩn bị, thực hiện đến khi kết thúc đầu tư. Đặc biệt, trong giai đoạn thi công, phần mềm cung cấp các giải pháp đột phá như giám sát thi công theo từng loại công trình, kho dữ liệu nhà thầu tập trung, hay công tác phê duyệt tài liệu thiết kế nhằm nâng cao chất lượng thi công cũng như giảm thiểu chi phí, rủi ro của các công trình xây dựng. IMIS 2.0 đã đóng vai trò rất lớn trong công tác quản lý của EVN, đạt được các mục tiêu về hiệu quả kinh tế bằng việc tối ưu hóa chi phí và hiệu quả xã hội bằng việc đem lại các dự án thi công chất lượng, an toàn cho con người và đất nước. Các module mới được triển khai tại các phòng khi có thông báo hướng dẫn của EVNNPT, EVNICT. Hầu hết các Phòng đều tham gia trên các module của phần mềm phục vụ cập nhập thông tin và báo cáo công tác quản lý đầu tư xây dựng để Lãnh đạo EVN/EVNNPT và CPMB điều hành.
HRMS - Phát huy hiệu quả trong quản trị nguồn nhân lực, đây là kho thông tin tổng hợp về nguồn nhân lực toàn EVN/EVNNPT. Hệ thống này quy trình hóa công việc của cán bộ tổ chức nhân sự, giảm tải những thao tác thủ công, tăng cường sự kết nối giữa lãnh đạo và bộ phận tổ chức nhân sự và người lao động. Năm 2024, CPMB đã phối hợp với EVNICT, NPTS triển khai một số module để phục vụ người lao động theo yêu cầu của EVN, trong đó có việc tích hợp máy chấm công phục vụ tính lương trên HRMS, từng bước hoàn thiện các nghiệp vụ tiền lương và nhân sự trong toàn EVNNPT và tại CPMB.
Hệ thống ERP - mô hình hóa được nhiều quy trình nghiệp vụ phục vụ quản trị doanh nghiệp, đảm bảo tính chính xác, thống nhất của nguồn dữ liệu giữa các đơn vị trong Tập đoàn. Đối với công tác kế toán, phân hệ của phần mềm ERP giúp EVN/EVNNPT và CPMB giảm bớt những sai sót mà nhân viên dễ mắc phải khi hạch toán thủ công, đồng thời nhanh chóng thực hiện các báo cáo kế toán, tài chính. ERP cũng hỗ trợ các các cấp lãnh đạo kiểm soát tính chính xác trong công tác tài chính kế toán. Tại CPMB, ERP đã phát huy tác dụng phục vụ công việc trong lĩnh vực tài chính kế toán tổng hợp.
EVNNPT Portal - Kênh báo cáo thông tin theo quy định từ các Phòng chức năng đến các Ban của EVNNPT. với số lượng biểu mẫu báo cáo là 64 báo cáo. Trong đó Ban Truyền thông (Phòng Tổng hợp thụ lý 04 báo cáo); Báo cáo của Ban Kế hoạch(Phòng Kế hoạch thụ lý 05 báo cáo); Báo cáo của Ban Tài chính Phòng Tài chính thụ lý 08 báo cáo; Báo cáo của Ban Kiểm tra và Thanh tra (Phòng Tổng hợp thụ lý 13 báo cáo); Báo cáo của Ban Viễn thông và Công nghệ thông tin Phòng Tổng hợp và Phòng Kỹ thuật thụ lý 14 báo cáo); Báo cáo của Ban Văn phòng (Phòng Tổng hợp thụ lý 10 báo cáo; Báo cáo của Ban Pháp chế (Phòng Tổng hợp thụ lý 08 báo cáo). Hiện CPMB đã khai báo tài khoản, cấu hình theo chức năng nhiệm vụ, thường xuyên đôn đốc, hướng dẫn các Phòng để đảm bảo các báo cáo khi các Ban EVNNPT yêu cầu.

SmartEVN - Sản phẩm Ứng dụng phục vụ người lao động trong Tập đoàn Điện lực Việt Nam (gọi tắt là Smart EVN).
Smart EVN được xây dựng nhằm phục vụ các nghiệp vụ quản trị nội bộ của EVN; kết nối ứng dụng Smart EVN với các hệ thống nội bộ của EVN để cung cấp thông tin cho người lao động, nâng cao hiệu quả công việc và năng suất lao động. Smart EVN tích hợp các phân hệ/Module chính như văn thư; văn bản; công việc; đăng ký nghỉ; chấm công; chấm điểm; thu nhập; đăng ký công tác; nhân sự; đào tạo; lịch tuần; y tế...Phần mềm Smart EVN đã giải được bài toán tích hợp được với các hệ thống cơ bản trong công tác quản trị doanh nghiệp của EVN và cho phép khai báo tích hợp, mở rộng thêm các ứng dụng khác như truyền thông, Digital Office, HMRS, tiện ích văn phòng, EVNPortal, thông báo, định danh xác thực, ký số tập trung, Mobile App, Portal web App..
Việc ứng dụng Smart EVN giúp tiết kiệm chi phí in ấn, lưu trữ tài liệu, chi phí quản trị, vân hành, hỗ trợ phần mềm; tiết kiệm được thời gian thực hiện các quy trình, thời gian tìm kiếm, xử lý thông tin…, qua đó nâng cao năng suất lao động. Đồng thời Smart EVN cũng mang lại hiệu quả về xã hội khi bổ sung một kênh truyền tải thông điệp của EVN và các đơn vị tới người lao động, giúp gắn kết môi trường làm việc và tăng cường văn hóa doanh nghiệp của EVN và các đơn vị; nâng cao việc áp dụng công nghệ thông tin trong cải cách hành chính; phù hợp với nhiều đối tượng người sử dụng; rút ngắn thời gian giao/nhận thông tin, tăng cường tính minh bạch trong công tác quản lý.
Đặc biệt, sự chuyển đổi từ hình thức quản lý thủ công sang quản lý điện tử sẽ đáp ứng được yêu cầu cách mạng công nghiệp 4.0 và phù hợp với xu thế phát triển chung về công nghệ thông tin của toàn xã hội nói chung và lộ trình chuyển đổi số của EVN nói riêng. Ứng dụng đem lại hiệu quả công việc cao, cho phép trình duyệt mọi lúc mọi nơi, xử lý công việc nhanh chóng, đảm bảo tính xác thực và an toàn thông tin cao.
Đây có thể nói là phần mềm “All in one” phục vụ công việc cho người lao động trong toàn EVN/EVNNPT. Việc hoàn thiện đầy đủ các chức ăng, tiện ích và sử dụng khai thác triệt để sẽ là yêu cầu bắt buộc cho mỗi CBCNV.
Triển khai thiết kế 3D và quản lý mô hình thông tin BIM cho các dự án lưới điện truyền tải theo lộ trình BIM của EVN
Năm 2024, CPMB phối hợp với Công ty CP Tư vấn xây dựng điện 4 đóng điện Trạm biến áp 220kV Hải Châu có kiểu công nghệ GIS. Có thể nói đây là một bước tiến mạnh mẽ của CPMB, đơn vị trực thuộc của EVNNPT trong việc áp dụng công nghệ mới trong công tác thiết kế, quản lý dự án và quản lý vận hành dự án lưới điện Truyền tải. Trước đó, CPMB cũng đã có nhiều kinh nghiệm trong việc tiếp cận thực hiện mô hình khảo sát, thiết kế 3D và BIM cho các dự án TBA 220kV Duy Xuyên (Quảng Nam) và TBA 220kV Krông Ana và đường dây đấu nối (tỉnh Đắk Lắk). CPMB cũng tổ chức nhiều đợt đào tạo liên quan đến CDE - môi trường dữ liệu dùng chung cho một số dự án đang thực hiện với mục đích tiếp cận công nghệ mới, sản phẩm mới phục vụ công việc chuyên môn.
Để triển khai BIM, cần tập trung vào các công tác đào tạo, nhận thức, nghiệp vụ cho các bộ phận chức năng tham gia triển khai dự án, công việc này EVNNPT đang giao cho NPTPMB triển khai thực hiện. Tiếp đến là triển khai công tác mua sắm bản quyền môi trường dữ liệu chung (CDE) để phục vụ áp dụng BIM, kết hợp với tư vấn đào tạo BIM trong EVNNPT, EVNNPT đang giao cho NPTS tổ chức mua sắm, đây là nội dung công việc quan trọng bởi Chủ đầu tư khi có CDE mới triển khai được các công việc liên quan. Có được sự chuẩn bị chu đáo về cơ sở hạ tầng, nguồn lực, quy trình làm việc bài bản, kế hoạch rõ ràng, xác định được cụ thể các dự án cần phải áp dụng BIM và mức độ quy mô thực hiện. CPMB sẽ tiếp cận và giải các bài toán BIM cho các dự án lưới điện một cách hiệu quả trong toàn EVNNPT.
Hiện tại, CPMB đang cử đầy đủ CBCNV của các phòng chức năng tham gia các kháo đào tạo để có thể đảm nhận một cách tốt nhất cho việc triển khai các dự án lưới điện áp dụng BIM tổng thể tại EVNNPT. Việc làm chủ công nghệ sẽ mang lại lợi ích cao nhất cho chủ đầu tư và cách bên tham gia dự án, tạo tiền đề cho việc triển khai các dự án lưới điện truyền tải áp dụng BIM trong toàn EVNNPT.
Tất cả những điều nói ở trên khẳng định, BIM đang dần trở thành xu hướng tất yếu trong quá trình đầu tư xây dựng.
Đối với công tác ATTT cho Hệ thống thông tin (HTTT) tại trụ sở điều hành CPMB
Trong công tác ATTT tại trụ sở nhà điều hành, CPMB luôn tuân thủ, áp dụng và ban hành các quy trình quy định trong công tác quản lý vận hành hệ thống CNTT của đơn vị, quy định rõ trách nhiệm mỗi phòng và CBCNV trong việc đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật về ATTT theo cấp độ được EVNNPT duyệt, những vấn đề có ảnh hưởng đến mất ATTT tại hệ thống thông tin của đơn vị.
Hiện nay CPMB đã lập và trình duyệt hồ sơ xác định cấp độ cho HTTT tại trụ sở nhà điều hành, trang bị chứng thư số SSL cho 02 trang thông tin điện tử của CPMB theo quy định, đề xuất kết nối dự phòng đường truyền kết nối từ trụ sở NĐH lên EVN đảm bảo thông tin luôn thông suốt trong mọi tình huống. Trong thời gian tới sẽ tiến hành rà soát hiệu chỉnh phương án kịch bản ứng phó sự cố ngay sau khi có quyết định phê duyệt cấp độ ATTT của HTTT nội bộ. Thường xuyên diễn tập, thực chiến và phối hợp với NPTS trong việc phát hiện và xử lý các tình huống ảnh hưởng đến ATTT tại đơn vị và toàn EVNNPT.
Tăng cường nghiên cứu nhiều sáng kiến cải tiến kỹ thuật phục vụ nâng cao công tác quản lý điều hành
Xuất phát từ thực tiễn lao động sản xuất, các sáng kiến cải tiến kỹ thuật của CPMB được biên soạn tập trung các lĩnh vực ứng dụng kỹ thuật, BTGPMB, ĐT, VTTB và ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác quản lý điều hành mang lại nhiều lợi ích thiết thực, nâng cao năng suất lao động, hiệu quả SXKD.
Bên cạnh các sáng kiến liên quan đến công tác đầu tư xây dựng của CPMB, về công tác ứng dụng CNTT vào công việc. CPMB cũng có một số các sáng kiến, trong đó phải kể đến các sáng kiến như ““Nghiên cứu ứng dụng công nghệ đồng bộ thông tin giữa các hệ thống web đang sử dụng tại CPMB” trong lĩnh vực cập nhập kịp thời lịch là việc cho Lãnh đạo Ban; “Xây dựng công cụ hỗ trợ rà soát mã độc trên hệ điều hành Windows” trong lĩnh vực ATTT; “Xây dựng công cụ tạo mã QRCode phục vụ quản lý tài liệu” trong lĩnh vực văn phòng, hội nghị; “Ứng dụng các nền tảng đa chức năng để quản lý việc báo cáo kết quả công tác chuyển đổi số” lĩnh vực báo cáo thống kê; Ứng dụng iCalendar của Microsoft (hoặc Google) trong việc quản lý thông tin và thời gian hết hạn của các chứng chỉ hành nghề cho CBCNV tại CPMB trong lĩnh vực đào tạo. Trong năm 2024, CPMB có 27 sáng kiến đang được đề nghị xét duyệt các cấp. Những sáng kiến này là những công việc thực tế, đã áp dụng mang lại hiệu quả, thể hiện được tính sáng tạo, góp phần nâng cao năng suất lao động, tính hiệu quả trong quản lý điều hành tại đơn vị.
Tuy với nguồn nhân lực ít do đặc thù các Ban QLDA và phải kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ khác trong Phòng Tổng hợp. Bộ phận CNTT – ATTT của CPMB vẫn đã và đang hoàn thành tốt chức năng nhiệm vụ được giao. Đây có thể nói là bộ phận trung gian giữa người dùng cuối với các phần mềm triển khai tại đơn vị từ cấp EVN/EVNNPT. Việc luôn trao dồi, tự nghiên cứu các ứng dụng để chuyên môn hoá tự động hóa các quy trình nghiệp vụ, xu hướng Low Code, các sản phẩm mới là rất cần thiết để hỗ trợ công việc. Đặc biệt, làm tốt công tác hỗ trợ người dùng để triển khai và áp dụng triệt để các phần mềm dùng chung toàn EVN/EVNNPT sẽ góp phần đưa EVN/EVNNPT trở thành một trong những doanh nghiệp chuyển đổi số mạnh mẽ nhất trong cả nước.