EVNNPT và Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội ký kết hợp đồng tín dụng tài trợ vốn trị giá 554.5 tỷ đồng

Thứ hai, 23/12/2013 | 17:00 GMT+7
Ngày 23/12/2013, tại Trụ sở Ban QLDA CCT điện Miền Trung (AMT), địa chỉ 478 Đường 2/9 Thành phố Đà Nẵng đã diễn ra lễ ký kết hợp đồng tín dụng tài trợ vốn giữa Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội và Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) cho các dự án lưới điện truyền tải trị giá 554.5 tỷ đồng. Theo đó, nguồn vốn này sẽ được sử dụng cho 2 dự án: dự án ĐZ 500kV Vũng Áng – rẽ Hà Tĩnh – Đà Nẵng (nhánh 1) và TBA 220kV Sông Tranh 2​.

       Tham dự buổi lễ về phía EVNNPTcó Ông Lưu Minh Tuấn - UV HĐTV EVNNPT, cùng các Ban KH, Đầu tư, QLXD của EVNNPT, về phía AMT có Ông Nguyễn Đức Tuyển - GĐ AMT, các PGĐ cùng các Trưởng phòng chức năng, về phía Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội có các ông Nguyễn Quang Huy – Giám đốc Chi Nhánh SHB Tây Hà Nội, ​ ông Đặng Việt Anh - Giám đốc Chi nhánh SHB Đà Nẵng và các ông bà trưởng các phòng ban của Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội Chi nhánh Đà Nẵng.
 AMT 2.jpg
Lễ ký kết hợp đồng tín dụng tài trợ vốn giữa Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia và
Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội ngày 23/12/2013
 
           AMT 3.jpg
 Ông Nguyễn Đức Tuyển - Giám đốc Ban Quản lý dự án các công trình điện miền Trung và Ông Nguyễn Quang Huy – Giám đốc Chi Nhánh SHB Tây Hà Nội ký kết hợp đồng vay vốn dự án ĐZ 500kV Vũng Áng – rẽ Hà Tĩnh – Đà Nẵng (Nhánh 1).
AMT 4.jpg   
  
 Ông Nguyễn Đức Tuyển - Giám đốc Ban Quản lý dự án các công trình điện miền Trung và ông Đặng Việt Anh - Giám đốc Chi nhánh SHB Đà Nẵng  ký kết hợp đồng vay vốn dự án TBA 220kV Sông Tranh 2.

     Dự án ĐZ 500kV Vũng Áng – rẽ Hà Tĩnh – Đà Nẵng (nhánh 1) được đầu tư xây dựng nhằm mục tiêu cùng với các đường dây 220kV Vũng Áng-Hà Tĩnh, Vũng Áng-Ba Đồn-Đồng Hới truyền tải hết công suất của cụm các NMĐ Bắc Trung bộ (Vũng Áng I, II, III, Quảng Trạch, Quảng Trị, các NMTĐ nhỏ…) vào hệ thống điện Quốc gia; Giảm tổn thất chung toàn hệ thống đồng thời tăng cường độ tin cậy, ổn định và an toàn vận hành cho hệ thống điện miền Trung nói riêng và hệ thống điện toàn quốc nói chung. Đường dây được thiết kế với quy mô mạch kép từ SPP 500kV TTĐL Vũng Áng đến đường dây 500kV Đà Nẵng-Hà Tĩnh mạch 1 hiện có, dài khoảng 17,02km. Đường dây đi qua địa bàn các xã Kỳ Lợi, Kỳ Trinh, Kỳ Hưng, Kỳ Hoa thuộc huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh. Theo kế hoạch, dự án dự kiến khởi công cuối tháng 12/2013 và đóng điện đưa vào vận hành quý IV/2014. Đến thời điểm hiện tại AMT đã phối hợp với chính quyền địa phương các cấp hoàn thành công tác kiểm đếm phần móng, lập phương án bồi thường hỗ trợ, đã phê duyệt phương án bồi thường và chi trả tiền 12/42 Vị trí.
Khối lượng chính gồm: đào đắp đất đá: 100.314,3 m3; bê tông các loại: 10.117,1 m3; cốt thép móng: 783,5 tấn; cột thép: 3.156,4 tấn; dây dẫn, dây chống sét, cáp quang và phụ kiện: 783,7 tấn; Với tổng mức đầu tư là 493,130 tỷ đồng, được thu xếp vốn từ nguồn vốn vay Ngân hàng TMCP Sài Gòn-Hà Nội (SHB) Chi nhánh Tây Hà Nội (394,5 tỷ đồng) và sử dụng vốn tự có do EVNNPT thu xếp.
    Dự án TBA 220kV Sông Tranh 2 được đầu tư xây dựng nhằm giải tỏa công suất của các NMTĐ Sông Tranh 1, 3, 4 và các NMTĐ nhỏ tại khu vực để chuyển tải lên lưới điện 220kV. Tạo mối liên kết giữa các NMTĐ trong khu vực, góp phần nâng cao tính ổn định và khả năng vận hành an toàn, tin cậy cho lưới điện khu vực. Thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội cho khu vực phía Tây Nam, tỉnh Quảng Nam nói chung, tỉnh Quảng Nam nói riêng.  Dự án được xây dựng mới TBA 220/110/22kV kiểu nửa ngoài trời kiểu nửa trong nhà với công suất 2 x125MVA, giai đoạn 1 lắp 1 MBA công suất 125MVA, có dự phòng vị trí để lắp MBA thứ 2 khi cần thiết và đầu tư xây dựng mới đoạn đường dây mạch kép 220kV đấu nối từ TBA 220kV Sông Tranh 2 đến ĐZ 220kV NMTĐ Sông Tranh 2-Tam Kỳ với chiều dài khoảng 160m. Dự án được xây dựng trên địa bàn Thôn 2, xã Trà Đốc, huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam. Theo kế hoạch, dự án dự kiến khởi công cuối tháng 12/2013 và đóng điện đưa vào vận hành quý IV/2014. Đến thời điểm hiện tại AMT đã phối hợp với chính quyền địa phương các cấp hoàn thành công tác kiểm đếm, phê duyệt phương án đền bù và trả tiền đền bù toàn bộ mặt bằng trạm biến áp và phần móng nhánh rẽ.
Khối lượng chính gồm: đào đắp đất đá: 25.349,0 m3; bê tông các loại: 2.538,0 m3; cốt thép móng: 126,3 tấn; cột thép: 218,44 tấn; dây dẫn, dây chống sét, cáp quang và phụ kiện: 10,23 tấn; Với tổng mức đầu tư là 223,76 tỷ đồng, được thu xếp vốn từ nguồn vốn vay Ngân hàng TMCP Sài Gòn-Hà Nội (SHB) Chi nhánh Đà Nẵng (160 tỷ đồng) và sử dụng vốn tự có do EVNNPT thu xếp.
 
 AMT 1.jpg
 Lãnh đạo EVNNPT, AMT và Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội chụp ảnh lưu niệm

Hiện nay, AMT đang tập trung chỉ đạo, quản lý điều hành, phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan để tổ chức thực hiện, phấn đấu khởi công và đóng điện đưa vào vận hành các công trình đúng kế hoạch.
 

Lê Đức Quỳnh Nam -AMT