Ông
Đặng Phan Tường - Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Truyền tải điện Quốc
gia (EVNNPT) bày tỏ: “Mỗi ngày, trên
khắp cả nước, cả khu vực trong rừng, trên núi, thành thị luôn có người trực
quản lý 24/24h để hệ thống truyền tải điện Quốc gia luôn vận hành an toàn, liên
tục và ổn định. Đặc biệt trong dịp Tết, chúng tôi càng phải tăng cường nhân lực
với việc thường xuyên có từ trên 2.000 - 3.000 người trực tiếp làm công tác
quản lý vận hành và đầu tư xây dựng trải dài từ Bắc đến Nam”.
Do
vậy, để động viên “lính” truyền tải vào các dịp Tết, hàng năm, lãnh đạo EVNNPT đều tổ chức cho anh em ở những vùng
sâu, vùng xa, vùng khó khăn, đội ngũ trực tiếp làm công tác quản lý vận hành và
đầu tư xây dựng không được về nhà ăn Tết mà phải ở lại trên đơn vị, công trường
đón Tết sớm. Tết Nguyên đán Ất Mùi 2015, chúng tôi theo chân các anh, đến với
những người “lính” truyền tải miền Tây, địa hình đặc thù sông nước được đánh
giá không kém phần gian khó.

Lãnh đạo EVNNPT đón Tết sớm chung vui với CBCNV Truyền tải điện miền Tây
Đặc thù của lưới điện miền Tây là trải rộng
xuyên qua các đầm lầy, sông ngòi chằng chịt từ bờ Nam sông Tiền đến mũi Cà Mau
nên công tác kiểm tra đường dây cũng như đi tìm sự cố gặp rất nhiều khó khăn. Ở
đây có hai mùa là mùa khô và mùa nước lũ. Mùa khô bắt đầu từ đầu tháng Mười hai
đến hết tháng Tư năm sau, kế đó là mùa mưa và nước lũ dâng cao vào khoảng từ
tháng Bảy đến tháng Mười một. Các tuyến đường dây nằm cách xa với đường bộ, khi
sửa chữa phải thuê đò vận chuyển vật tư từ xe đến địa điểm thi công.
Giám đốc Truyền tải Điện miền Tây (Công ty
Truyền tải điện 4) cho biết, đơn vị quản lý gần 1.921,5 km đường dây phủ khắp
10 tỉnh thành đồng bằng sông Cửu Long và 12 TBA với tổng công suất 3.650MVA, truyền tải lượng công suất từ
3 Trung tâm Nhiệt điện là Cà Mau, Ô Môn và Duyên Hải lên hệ thống điện Quốc
gia; trong đó có một phần công suất truyền tải sang nước bạn Campuchia. Mặc dù
quản lý lưới điện cao thế trên địa hình với đặc thù sông nước, kênh rạch chằng
chịt nhưng Truyền tải điện miền Tây vẫn giữ vững lưới điện vận hành an toàn,
liên tục, không để xảy ra sự cố do chủ quan, góp phần hoàn thành nhiệm vụ cung
cấp điện cho miền Nam.
Nằm trong khu kinh tế tứ giác Long Xuyên và là
vùng trọng điểm lúa miền Tây Nam bộ, TBA 220kV Châu Đốc cung cấp điện cho tỉnh
An Giang và liên kết cấp điện cho Vương quốc Campuchia với công suất 250MW. Đây
cũng là trạm 220kV duy nhất của An Giang, đặt tại vùng biên giới, cấp điện cho hơn 50% sản lượng của Campuchia qua
đường dây 220kV Châu Đốc – TaKeo.
Trưởng Trạm Dương Thanh Trúc cho hay, đây là trạm cuối nguồn nên vào
dịp Tết, nhu cầu sử dụng thấp nên dẫn đến điện áp cao, ảnh hưởng không tốt đến
thiết bị. Do vậy, trong
những ngày này, các ca trực phải thường xuyên dõi tình trạng vận hành của thiết
bị, kịp thời phát hiện các bất thường để báo về Trung tâm Điều độ hệ thống điện
miền Nam nhằm chủ động xử lý, ngăn ngừa nguy cơ xảy ra sự cố, đảm bảo nguồn
điện cung cấp ổn định cho nhân dân đón Tết.
“Trạm đang thực hiện dự án tăng cường công suất lên gấp đôi nhằm
đáp ứng nguồn điện cung cấp cũng như chất lượng điện cho vùng kinh tế trọng
điểm Long Xuyên và nước bạn Campuchia. Các kỹ sư của trạm đều sử dụng thành
thạo tiếng Anh để giao tiếp với phía nước bạn khi hàng tháng hai bên qua lại
ghi chỉ số công tơ”, ông Trúc nói.
Đội Truyền tải điện Châu Đốc được giao quản lý vận hành và sửa chữa 3 tuyến đường dây có tổng chiều
dài hơn 197,2 km; trong đó có
đường dây 220kV Châu Đốc – TaKeo bán điện cho Campuchia. Đây là đường dây duy
nhất cấp điện cho nước bạn ở cấp điện áp 220kV. Đội trưởng Hồ Trần
Hải Đăng cho biết: Các đường dây nằm trong khu vực tỉnh An Giang có nhiều kênh
rạch chằng chịt, nguy cơ sự cố do sà lan, xáng cạp … là rất cao, trong khi lại
cách xa giao thông đường bộ, do đó gặp nhiều khó khăn trong quản lý vận hành và
sửa chữa đường dây, nhất là vào mùa lũ, mực nước thường ngập đến chân trụ từ
2,5 – 3m. Mặc dù vậy, Đội đã kết hợp với phòng kinh tế các huyện nắm bắt trước thông tin về kế hoạch nạo
vét các công trình thuỷ lợi, để đơn vị quản lý hướng dẫn các biện pháp an toàn
cho các phương tiện thi công nhằm tránh sự cố xảy ra.
Địa
hình khó khăn là vậy nhưng một kinh nghiệm được Đội trưởng Đăng chia sẻ trong
nhiều năm qua là nhờ tuyên truyền sâu rộng trong nhân
dân các Nghị định của Chính phủ về bảo
vệ hành lang an toàn lưới điện cao áp nên đã mang lại nhiều hiệu quả
thiết thực. Đội cũng phối hợp với
chính quyền địa phương vận động tuyên truyền cho người dân hiểu rõ về các hành
vi vi phạm hành lang an toàn lưới điện cao áp. Thường xuyên tạo mối quan hệ gần gũi với người dân sống gần đường
dây để dễ dàng phối hợp khi có liên quan đến công tác quản lý và sự cố lưới
điện.
“Ngoài
việc kiểm tra định kỳ ngày và đêm, khai quang các tuyến đường dây theo quy
trình, quy phạm, Đội còn tăng cường kiểm tra để kịp thời phát hiện các nguy cơ
hư hỏng do nước lũ gây ra, đảm bảo an toàn cho người dân trên địa bàn. Đồng
thời truyền tải an toàn sang Campuchia lượng điện năng bình quân hàng năm gần
900 triệu kWh, đặc biệt không có sự cố từ ngày đóng điện đến nay”, ông Đăng cho
biết.
Đề
cập đến lịch trực Tết, anh Lý Hoài Phong, trực vận hành chính của TBA 220kV
Châu Đốc bày tỏ, cũng như ngày thường, trạm chia thành 3 ca, 5 kíp. Mỗi ca trực
8h, gồm 3 người. Bản thân anh đã công tác ở trạm từ năm 2009 thì năm nào cũng
tham gia trực Tết. Nhiều năm còn đón giao thừa tại trạm. Tết năm nay, anh trực
từ 28 đến mùng 5 Tết mới về nhà ở Cần Thơ.
Tốt
nghiệp Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh, anh kỹ sư trẻ Nguyễn Thế Dân có
thời gian 5 năm làm việc tại trạm thì bấy nhiêu năm tham gia trực Tết. Anh tâm
sự: “Thường xuyên vắng mặt ở nhà trong đêm giao thừa, có lẽ vì đặc thù công
việc mà cả gia đình nội ngoại, vợ con đều quá quen, thông cảm và không chút
phàn nàn. Theo quy định, cứ một vòng ca gồm sáu ngày tôi mới được về nhà nghỉ
hai ngày”.
Lính
tò te phải kể đến là cậu thanh niên trẻ 26 tuổi chưa có vợ Đinh Hoàng Nhu người
Kiên Giang mới vào làm ở Đội Truyền tải điện Châu Đốc được hơn 8 tháng. Vừa
khéo léo hướng dẫn tôi cách gói bánh tét, Nhu vừa thong thả kể năm nay cậu sẽ ở
lại ăn Tết với anh em trong Đội. Cho dù đang được bồi huấn về kỹ thuật, trải
nghiệm thực hành trực tiếp trên trụ, kiểm tra sự cố đường dây, lau sứ, làm công
tác sửa chữa… nhưng xem ra cái nghề truyền tải vất vả đến vậy lại khiến cậu say
mê rồi.
Tại
TBA 500kV Duyên Hải, “với 17 người, làm việc
theo chế độ 3 ca-5 kíp, mỗi ca trực gồm 2 người, chúng tôi cam kết đảm bảo vận
hành an toàn trong dịp Tết năm nay”, Trưởng Trạm Nguyễn Văn Phừng khẳng định.
Đón
Tết cùng Đội Truyền tải điện Châu Đốc với phong tục đặc trưng và các món ăn
truyền thống của người miền Tây như: gói bánh tét, nướng cá lóc, cá trê, thịt
lợn kho với trứng, chè thốt nốt, lạp sườn Khơ Me… và không thể thiếu những
bài vọng cổ “cây nhà lá vườn” mà lay động những người đến từ xứ Bắc, chúng tôi
cảm thấy một mùa xuân nữa đang đến rất gần. Những cái bắt tay thật chặt và lời
chúc ăn Tết vui vẻ như níu kéo người ở lại. Bởi chỉ còn ít ngày nữa thôi, các
anh sẽ trong tư thế chủ động chuẩn bị phương tiện, dụng cụ sản xuất, sẵn sàng lên
đường khi có sự cố xảy ra.
Nhà
nhà, người người đón Xuân mới trong không khí đầm ấm của ánh sáng điện thì với
chúng tôi còn lưu giữ khoảng thời gian ấm áp như truyền lửa cho các anh, “lính”
truyền tải ở những vùng khó khăn, vùng biên giới hoàn thành trọng trách chính
trị vô cùng to lớn: Đảm bảo dòng điện sáng mãi./.