Đến dự hội thảo về phía Bộ
Công Thương có ông
Phạm Thanh Tùng - Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế; về phía Ngân
hàng Thế giới (WB) có ông
Nguyễn Quý Nghị - Trưởng nhóm quản lý dự án, Trưởng đoàn,
ông Trần Tấn Hùng - Chuyên gia năng lượng,
bà Trần Thị Phương Mai - Chuyên gia Tài
chính, bà Nguyễn Thu Phương - Điều phối viên dự án; về phía Tập đoàn Điện lực Việt Nam có đại diện lãnh đạo, chuyên viên Ban Hợp tác
quốc tế; về phía EVNNPT
có đại diện lãnh đạo, chuyên viên các Ban Hợp tác quốc tế,
Quản lý xây dựng, Đấu thầu, Quản lý đầu tư, Ban Quản lý dự án các công trình điện
miền Bắc, miền Trung, miền Nam; về phía địa phương có đại diện lãnh đạo Trung tâm phát triển quỹ đất các huyện Tân Châu tỉnh
Tây Ninh, huyện Hớn Quang tỉnh Bình Phước, huyện Tuy Phước tỉnh Bình Định, TP. Pleiku tỉnh Gia Lai, huyện Ngọc Hồi tỉnh Đắk
Nông, VP. UBND và Sở Công Thương
tỉnh Quảng Ngãi. Ông
Lê Đình Quang - Phó Giám đốc CPMB
chủ trì Hội thảo.

Ông Lê Đình Quang - Phó Giám đốc CPMB phát biểu tại Hội thảo
Tại Hội
thảo, ông Lê Đình Quang
- Phó Giám đốc CPMB nêu lên những khó khăn, vướng mắc,
bài học kinh nhiệm rút ra trong quá trình thực hiện đầu tư xây dựng các dự án đường
dây và trạm, trong đó phải kể đến ảnh hưởng với tình hình phát triển kinh tế xã
hội nhiều khi tăng đột biến, dẫn đến Quy hoạch điện chưa đảm bảo tính chính
xác, nhiều dự án phải điều chỉnh lại quy mô đầu tư, việc điều chỉnh tiến độ các
dự án nguồn điện dẫn đến việc phải điều chỉnh tiến độ các dự án lưới điện đồng
bộ. Bên cạnh đó là những khó khăn công tác thỏa thuận địa điểm, thỏa thuận tuyến:
phải thỏa thuận với nhiều cấp, nhiều đơn vị nên tốn rất nhiều thời gian, công
tác quy hoạch của địa phương chồng chéo dẫn đến phải điều chỉnh dự án, kết quả
là có những dự án đã kéo dài đến 12 tháng mới hoàn tất công tác thoả thuận địa
điểm. Trong công tác thu hồi đất: Tại một số địa phương,
do tính lịch sử trong công tác quản lý đất đai đã để lại một số khó khăn, bất cập
khi các dự án tiến hành các thủ tục thu hồi đất. Ngoài ra, công tác thu hồi đất
với nhiều thủ tục phức tạp, theo quy đinh hiện hành, chủ dự án phải có kế hoạch
đăng ký sử dụng đất với địa phương vào dịp cuối năm, để UBND các quận/huyện lập
kế hoạch sử dụng đất trình UBND/HĐND tỉnh thông qua vào đầu năm dương lịch. Cơ
chế chính sách của Nhà nước, các quy định của các địa phương về bồi thường giải
phóng mặt bằng thường xuyên thay đổi, làm cho các dự án gặp rất nhiều khó khăn
khi chính sách thay đổi. Hơn hết là khó khăn trong việc bố trí vốn cho các dự
án đầu tư xây dựng. Địa hình, thời tiết tại khu vực miền Trung và Tây nguyên rất
bất lợi cho các dự án thi công với thời gian hơn 1 năm, vì phải trải qua mùa
mưa kéo dài. Ông Lê Đình Quang cũng phân tích kỹ những vướng mắc chính giữa
công tác bồi thường giải phóng mặt bằng và công tác thi
công xây dựng dự án và các bài học kinh nghiệm về công tác bồi thường giải phóng mặt bằng từ các công trình.

Ông Nguyễn
Quý Nghị - Trưởng dự án đại diện WB phát biểu
tại Hội thảo
Tại Hội thảo, đại diện
WB đã trình bày thông tin cơ bản của dự án, cơ sở của dự án và mục đích của dự
án. Qua đó Nâng cao năng lực lập kế hoạch và thực hiện tái định cư không tự
nguyện trong các dự án truyền tải ở các huyện được lựa chọn. Điều chỉnh những
kinh nghiệm quốc tế tốt để có thể áp dụng trong điều kiện của địa phương; tăng
sự tham gia của các tổ chức đoàn thể (Hội phụ nữ, Hội nông
dân) nhằm cải thiện trao đổi thông tin giữa chủ đầu tư, chính quyền địa phương
và người bị ảnh hưởng; tạo diễn đàn và kênh truyền thông để các bên
(chủ đầu tư, người bị ảnh hưởng, xã hội dân sự và đơn vị thực hiện dự án) trao
đổi và hiệu chỉnh các can thiệp cho phù hợp.

Ông Phạm
Thanh Tùng - Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế Bộ Công Thương phát
biểu tại Hội thảo
Đại diện Lãnh đao Bộ Công Thương
đánh giá cao về công tác chuẩn bị của CPMB về mọi mặt, đặc biệt chia sẻ sâu sắc
về bài báo cáo của CPMB tại Hội nghị, qua đây Bộ Công Thương đã hiểu rõ
hơn nữa về những khó khăn, vướng mắc cũng như kinh nghiệm xử lý của CPMB, các
Trung tâm quỹ đất liên quan đến công tác thu hồi đất và bồi thường tái định cư
các dự án năng lượng nói chung và dự án điện nói riêng. Đây là gói hỗ trợ với nội
dung mới, cần phải thực hiện một cách nghiêm túc và hiệu quả, vì vậy nếu thời hạn
của gói hỗ trợ nếu được kéo dài hơn sẽ là điều kiện thuận lợi cho các đơn vị thực
hiện. Đơn vị hưởng lợi chính là Hội đồng bồi thường/Trung tâm
phát triển quỹ đất các quận/huyện, vì vậy đề nghị các địa
phương phối hợp chặt chẽ với CPMB để thực hiện, đem lại lợi ích cao nhất từ gói
hỗ trợ này.

Ông Đồng Văn Kiên -
Giám đốc Trung tâm phát triển quỹ đất
huyện Hớn Quảng phát biểu tại Hội thảo
Các đơn vị đại diện cho địa
phương đã chia sẻ các vướng mắc và kinh nghiệm thu hồi đất, bồi thường tái định cư tại các địa phương đã thực hiện trong thời gian qua, kể
cả các dự án không liên quan đến năng lượng. Đây là những nội dung quý giá, để
CPMB lưu ý trong các nội dung giao đơn vị Tư vấn thực hiện thông qua các gói thầu
sau này.
Trên cơ sở các ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ Công
Thương, các hướng dẫn của Ngân hàng Thế giới và
đóng góp của UBND/Trung tâm quỹ đất các quận/huyện. Ông Lê Đình Quang
đại diện cho CPMB đã ghi nhận để nghiên cứu thực hiện và gởi lời cám ơn đến
toàn thể Hội nghị. Đề nghị UBND/Trung tâm quỹ đất các quận/huyện hợp tác, hỗ trợ
với CPMB và các đơn vị Tư vấn có chức năng để thực hiện có hiệu quả. Đề nghị WB
hỗ trợ CPMB tháo gỡ các vướng (nếu có) trong quá trình
thực hiện./.

Thông tin dự án GRANT:
Hiệp định
tài trợ cho Dự án “Xây dựng năng lực tái định cư bắt buộc trong ngành năng lượng
Việt Nam” được ký kết vào ngày 22/12/2014 giữa Chính phủ Việt Nam và Ngân hàng Thế giới; Và Hiệp định tài trợ phụ được ký kết
vào ngày 06/6/2015 giữa Tổng cục Năng lượng, Bộ Công Thương và Tổng công ty Truyền tải điện Quốc
gia.
Đến nay, Dự
án đã có hiệu lực thực hiện và giải ngân. Mục tiêu của dự án nhằm tăng
cường năng lực cho việc lập kế hoạch và thực hiện công tác tái định
cư bắt buộc cho các dự án năng lượng. Dự án với số tiền tài trợ không hoàn lại
là 400.000 đô la Mỹ nhằm hỗ trợ cho Ban quản lý dự
án, UBND và Trung tâm phát triển quý đất/Ban bồi thường các quận/huyện hoàn thiện
hơn trong công tác thu hồi đất, bồi thường tái định cư cho những người bị ảnh
hưởng trong khu vực dự án đi qua, đảm bảo quy trình và thủ tục thu hồi đất, tái
định cư được tiến hành thông suốt, kịp thời và đảm bảo người dân bị ảnh hưởng
được đền bù đúng, đủ theo quy định của nhà nước.
Dự án gồm
các cấu phần như: nghiên cứu thực trạng công tác thu hồi đất trong đầu tư lưới
điện truyền tải, phát triển phần mềm và ứng dụng, đào tạo, hội thảo, tham quan
học tập...