PTC4: Tăng cường chất lượng điện năng, giảm các chỉ số SAIDI, SAIFI tiếp cận các nước tiên tiến trên thế giới.

Thứ sáu, 1/10/2021 | 10:21 GMT+7
Nhằm đạt được mục tiêu chiến lược do Tổng công ty đã đề ra, trong các năm qua Công ty Truyền tải điện 4 (PTC4) luôn nỗ lực củng cố công tác vận hành, thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp như rà soát củng cố công tác vận hành, sửa chữa, khắc phục, thay thế các thiết bị hư hỏng, xuống cấp, các thiết bị vận hành lâu năm, cải tạo nâng công suất trạm, đường dây, tăng cường công tác kiểm tra, tổ chức đào tạo, bồi huấn, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực,…nhằm đạt được mục tiêu nâng cao độ tin cậy của lưới điện truyền tải, cụ thể là giảm tối đa sự cố, thời gian gián đoạn điện, đảm bảo đạt được các chỉ số đánh giá về độ tin cậy cung cấp điện, độ ổn định hệ thống, mức độ dao động điện áp, mức nhấp nháy điện áp, giới hạn tần số, thời gian sự cố, thời gian loại trừ sự cố, dòng ngắn mạch,…theo quy định của Thông tư 25/2016/TT-BCT ngày 30/11/2016 quy định về Hệ thống điện truyền tải.

Kiểm tra nghiệm thu công tác sơn cột tại các cột vượt sông

Công ty Truyền tải Điện 4 được giao nhiệm vụ quản lý vận hành hệ thống lưới điện truyền tải 220kV, 500kV cho khu vực phía Nam bao gồm 19 tỉnh, thành phố từ tỉnh Bình Phước, Đồng Nai đến tỉnh Cà Mau, trong đó khu vực trọng điểm kinh tế quan trọng của phía Nam, khu vực tiêu thụ điện lớn được tập trung vào  thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Đồng Nai, tỉnh Bình Dương, tỉnh Long An. Công ty Truyền tải điện 4 cung cấp điện trực tiếp đến 02 Tổng Công ty Điện lực có nguồn phụ tải tiêu thụ điện lớn là Tổng công ty Điện lực miền Nam và Tổng công ty Điện lực TP.Hồ Chí Minh với sản lượng điện cung cấp trong các năm 2015 – 2020 khoảng 416 tỷ kWh trong tổng số 884 tỷ kWh của Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia, chiếm tỷ lệ khoảng 47% sản lượng điện của cả Quốc gia. Tổn thất điện năng trong hệ thống điện của Công ty Truyền tải điện 4 thấp nhất trong Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia vào khoảng 1,1%, tiến dần đến giá trị tổn thất điện năng kỹ thuật của hệ thống điện và tiệm cận đến các nước tiên tiến trên thế giới.

Khối lượng quản lý vận hành của Công ty đến thời điểm tháng 09/2021 bao gồm 59 trạm biến áp, trong đó 13 trạm biến áp 500kV và 46 trạm 220kV, dự kiến đến cuối năm 2021 sẽ tiếp nhận vận hành 01 trạm 500kV Long Phú và 2 trạm 220kV Giá Rai và Châu Thành (tỉnh Hậu Giang) nâng tổng số lên 62 trạm; Tổng công suất lắp đặt MBA hiện tại 29.600 MVA, trong đó cấp 500kV là 15.600MVA, cấp 220kV là 24.000MVA; Tổng chiều dài đường dây 7.603,76 km với 2.256,98 km đường dây 500kV và 5.346,69 km đường dây 220kV.

Nhận thức rõ vị trí và tầm quan trọng của Công ty trong việc góp phần xây dựng và phát triển đất nước, Tập thể Ban Giám đốc, Lãnh đạo các phòng ban, đơn vị và toàn thể cán bộ công nhân viên trong Công ty đã không ngừng cố gắng nỗ lực, quyết tâm phấn đấu giữ lưới điện luôn vận hành an toàn, cung cấp điện liên tục. Song song với việc củng cố công tác quản lý vận hành, Công ty cũng luôn phối hợp chặt chẽ với các Ban Quản lý dự án trực thuộc EVNNPT để sớm đưa các công trình điện mới vào vận hành nhằm đáp ứng nhu cầu phụ tải ngày một tăng cao và nỗ lực nâng cao công tác quản lý vận hành lưới điện để đảm bảo chất lượng điện năng, đảm bảo không để xảy ra sự cố có tính chất chủ quan, hạn chế thời gian ngừng cung cấp điện, góp phần cùng Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia nỗ lực để đạt được mục tiêu tầm nhìn đến 2025 sẽ trở thành một trong các tổ chức truyền tải điện thuộc 10 nước hàng đầu Châu Á và đến 2030 sẽ đạt trình độ tiên tiến trên thế giới trong lĩnh vực truyền tải điện.

Nhằm đạt được mục tiêu chiến lược do Tổng công ty đã đề ra, trong các năm qua Công ty luôn nỗ lực củng cố công tác vận hành, thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp như rà soát củng cố công tác vận hành, sửa chữa, khắc phục, thay thế các thiết bị hư hỏng, xuống cấp, các thiết bị vận hành lâu năm, cải tạo nâng công suất trạm, đường dây, tăng cường công tác kiểm tra, tổ chức đào tạo, bồi huấn, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực,…nhằm đạt được mục tiêu nâng cao độ tin cậy của lưới điện truyền tải, cụ thể là giảm tối đa sự cố, thời gian gián đoạn điện, đảm bảo đạt được các chỉ số đánh giá về độ tin cậy cung cấp điện, độ ổn định hệ thống, mức độ dao động điện áp, mức nhấp nháy điện áp, giới hạn tần số, thời gian sự cố, thời gian loại trừ sự cố, dòng ngắn mạch,…theo quy định của Thông tư 25/2016/TT-BCT ngày 30/11/2016 quy định về Hệ thống điện truyền tải. Trong Thông tư 39/2015/TT-BCT ngày 18/11/2015 quy định về Hệ thống điện phân phối đã ban hành tiêu chí đánh giá độ tin cậy cung cấp điện qua ba chỉ số quan trọng bao gồm: chỉ số về thời gian mất điện trung bình của lưới điện (SAIDI), chỉ số về số lần mất điện trung bình của lưới điện (SAIFI) và chỉ số về số lần mất điện thoáng qua trung bình của lưới điện (MAIFI).

Để đáp ứng các tiêu chí đánh giá độ tin cậy cung cấp điện, ngoài việc quy hoạch cải tạo xây dựng hệ thống điện đảm bảo tiêu chí vận hành ổn định khi cô lập 01 phần tử (N-1) hoặc 02 phần tử (N-2) ở các Thành phố lớn thì cần phải tăng cường áp dụng công nghệ cao trong công tác quản lý vận hành để giảm thiểu thời gian cô lập điện để duy tu bảo dưỡng và kịp thời phát hiện các nguy cơ có thể xảy ra sự cố. Công ty Truyền tải điện 4 đã tích cực áp dụng các công nghệ hiện đại vào công tác quản lý vận hành bao gồm: lắp camera trên đường dây để kịp thời phát hiện các nguy cơ sự cố, sử dụng Flycam để kiểm tra đường dây, lắp đặt hệ thống định vị sự cố để kịp thời phát hiện vị trí sự cố để nhanh chóng tìm chính xác điểm sự cố, vệ sinh cách điện thiết bị và đường dây đang mang điện, sơn phủ cách điện thiết bị đảm bảo vận hành trong môi trường nhiễm bẩn nặng tại TBA Duyên Hải, lắp thiết bị giám sát phóng điện cục bộ trong các tủ hợp bộ trung áp,... Với việc tích cực áp dụng các công nghệ mới vào công tác vận hành đã đảm bảo nâng cao độ tin cậy cung cấp điện của hệ thống điện, công tác vận hành lưới điện đã đảm bảo tiêu chí thời gian mất điện trung bình của lưới điện nhỏ hơn 5 phút và phù hợp với các chỉ số được qui định trong Thông tư 39/2015/TT-BCT.

Trong năm 202 dịch bệnh Covid-19 kéo dài và lan rộng trong 19 tỉnh, thành miền Nam, gây khó khăn trong việc triển khai thực hiện công tác quản lý vận hành của đơn vị, đặc biệt là công tác sửa chữa lớn và bảo dưỡng thiết bị do ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh bùng phát lần thứ 4 và 19 tỉnh, thành phía Nam phải thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-CP. Tuy nhiên, Công ty Truyền tải điện 4 đã tích cực tìm nhiều giải pháp thực hiện công tác duy tu, bảo dưỡng thiết bị để đảm bảo công tác cung cấp điện và nâng cao độ tin cậy lưới điện phục vụ khu vực các tỉnh, thành phía Nam để trở về trạng thái bình thường mới và các khu kinh tế trọng điểm tiếp tục hoạt động phát triển kinh tế, xã hội.

Mặc dù gặp nhiều khó khăn trong thời gian phòng chống dịch bệnh năm 2021, nhưng với tâm huyết và tình yêu nghề đối với ngành điện của Cán bộ Công nhân viên trong Công ty, cùng với sự động viên hỗ trợ kịp thời của Lãnh đạo Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia và Lãnh đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Công ty Truyền tải điện 4 luôn đoàn kết, vượt qua khó khăn, quyết tâm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật được giao trong năm 2021.

Một số hình ảnh minh họa công tác quản lý vận hành bảo dưỡng thiết bị:

Bảo dưỡng đường dây 4 mạch trong mùa lũ.

Sử dụng Flycam kiểm tra thiết bị TBA 500kV Duyên Hải.


Sơn phủ cách điện thiết bị TBA 500kV Duyên Hải.

Vệ sinh sứ hotline thiết bị TBA 500kV Duyên Hải.

Vệ sinh sứ hotline sứ treo, căng trụ cổng TBA 500kV Duyên Hải.

Huỳnh Võ - Phòng KT - PTC4