
Lý Phúc Lạc - Phó Giám đốc Truyền tải điện miền Đông 2 và ông Đào Viết Trường – Phó Chủ tịch Công đoàn Truyền tải điện miền Đông 2 đồng chủ trì hội thảo.
Mục đích nâng cao trách nhiệm và nhận thức của Lãnh đạo là các trưởng phòng, đội, trạm, tổ TTLĐ và người lao động trong công tác ATVSLĐ; tăng cường công tác kiểm tra, tự kiểm tra, đánh giá, kiểm soát, ngăn ngừa các nguy cơ rủi ro về an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ); chủ động trong công tác nhận diện nguy cơ rủi ro, phòng ngừa, hạn chế tai nạn lao động (TNLĐ), phòng tránh bệnh nghề nghiệp (BNN). Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao ý thức để mỗi an toàn vệ sinh viên, người lao động là một tuyên truyền viên “Luôn suy nghĩ và hành động an toàn cho bản thân và đồng nghiệp trước, trong và sau khi thực hiện công việc”; “An toàn để về nhà”. Giải đáp chính sách, vướng mắc trong công tác ATVSLĐ nhằm thúc đẩy thực thi pháp luật ATVSLĐ đi vào nề nếp, hiệu quả.

Ông Nguyễn Bảo Trung - Tổ trưởng tổ TTLĐ Bình Long phát biểu tại hội thảo.
Tại hội thảo các đại biểu tham dự thảo luận nêu các giải pháp “Tăng cường đánh giá, nhận diện nguy cơ, rủi ro và chủ động triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc” và yêu cầu các đơn vị đưa ra những kiến nghị, khó khăn vướng mắc về công tác an toàn vệ sinh lao động tại đơn vị nhằm thảo luận, từ đó đưa ra các giải pháp thực hiện nhằm đảm bảo an toàn trong công tác cũng như không để xảy ra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và sự cố do vi phạm quy trình, quy định, các sự cố lưới điện ảnh hưởng tới con người,nguyên nhân và giải pháp khắc phục. Tuân thủ các giải pháp đảm bảo về an toàn giao thông đây là một trong những sự kiện nằm trong kế hoạch triển khai Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2025.

Ông Phan Công Khiêm - Đội phó Đội Truyền tải điện Thủ Dầu Một phát biểu góp ý tại hội thảo.
Phát biểu kết luận tại hội thảo ông Lý Phúc Lạc - Phó giám đốc Truyền tải điện miền Đông 2 những tháng còn lại của năm 2025 cần đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, nâng cao ý thức, nhận thức cho người sử dụng lao động, lãnh đạo các Truyền tải điện, tổ, đội, trạm, Tổ thao tác lưu động, lãnh đạo các phòng và người lao động trong việc thực hiện Luật An toàn, vệ sinh lao động, các quy định, chỉ đạo về công tác An toàn, vệ sinh lao động.
Tuân thủ các giải pháp đảm bảo về an toàn giao thông. Tạo cao điểm về các hoạt động truyền thông, nâng cao nhận thức và sự tuân thủ pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động, đồng thời thúc đẩy các chương trình hành động cụ thể về ATVSLĐ và triển khai chủ đề của Tháng hành động ATVSLĐ năm 2025 là: “Tăng cường đánh giá, nhận diện nguy cơ, rủi ro và chủ động triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc”; biên soạn, trình duyệt quy trình vận hành thiết bị, dụng cụ an toàn, dụng cụ thi công, huấn luyện, sát hạch người lao động sử dụng thành thục dụng cụ an toàn, dụng cụ thi công. Trước khi tiến hành công việc cần thực hiện nhận diện, đánh giá rủi ro và đề ra các giải pháp kiểm soát yếu tố nguy hiểm, rủi ro về an toàn lao động tại khu vực làm việc, phổ biến đến tất cả người lao động trước khi bắt đầu làm việc. Đặc biệt là các ATVSV tại các Đội, Trạm cần phát huy vai trò của mình hơn nữa, chủ động trong công tác kiểm tra an toàn lao động tại đơn vị mình, kịp thời nhắc nhở, phát hiện sai sót an toàn lao động trong quá trình công tác. Tuân thủ các giải pháp đảm bảo về an toàn giao thông, đảm bảo tuyệt đối cho CBCNV tại đơn vị.
Trong quá trình công tác ngoài hiện trường, các đơn vị phải lưu ý các vấn đề an toàn lao động; phải tổ chức phổ biến và ký cam kết đảm bảo ATVSLĐ đối với người lao động tham gia công tác; khi làm việc trên cao phải móc dây an toàn vào vị trí cố định, chắc chắn, người chỉ huy trực tiếp phải giám sát thao tác của người làm việc trên cao để kịp thời nhắc nhở; khi làm việc trên máy biến áp, trên gàu của xe cẩu phải sử dụng dây an toàn. Tuyệt đối tuân thủ quy định thử đèn trước khi tiếp địa, sử dụng đầy đủ tiếp địa chặn cả 03 pha, tiếp địa cảm ứng tại vị trí công tác; Chấn chỉnh việc thực hiện các thủ tục cho phép làm việc, tiếp nhận hiện trường, người cho phép , người chỉ huy trực tiếp kiểm tra, thực hiện đầy đủ các biện pháp an toàn tại hiện trường mới được phép bàn giao, tiếp nhận hiện trường công tác; Thực hiện lập sổ theo dõi trước, trong và sau khi mỗi đợt công tác đối với các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, thử nghiệm các dụng cụ thi công, dụng cụ an toàn, thiết bị có yêu cầu nghiêm nghặt về ATLĐ đầy đủ theo quy định của Công ty, lập biên bản kiểm tra dụng cụ, thiết bị trước khi đưa ra công trường sử dụng.
Kết thúc hội thảo, ông Đào Viết Trường - Phó chủ tịch Công đoàn Truyền tải điện miền Đông 2 đã phát động, kêu gọi đến tất cả các đơn vị tích cực hưởng ứng, phổ biến đến toàn thể CBCNV tham gia các hoạt động thiết thực nhằm hưởng ứng tháng hành động về ATVSLĐ năm 2025, thi đua sản xuất, không để xảy ra tai nạn lao động, tai nạn giao thông, sự cố cháy nổ, đảm bảo tuyệt đối an toàn lao động cho con người và thiết bị, phòng ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, cải thiện điều kiện lao động cho CBCNV trong đơn vị. Ban Lãnh đạo Truyền tải điện miền Đông 2; Lãnh đạo các phòng nghiệp vụ; Trưởng các Đội, Trạm, Tổ TTLĐ và Tổ trưởng Công đoàn đơn vị đã cùng thực hiện ký cam kết đảm bảo ATVSLĐ./.
Một số hình ảnh tại Hội thảo:

Ông Nguyễn Xuân Bình - Phó Giám đốc Truyền tải điện miền Đông 2 phát biểu giải đáp một số vướng mắc tại hội thảo.

Ông Lý Phúc Lạc - Phó Giám đốc Truyền tải điện miền Đông 2 phát biểu kết luận hội thảo.