Truyền tải điện Tây Bắc: Giữ vững dòng điện nơi biên cương

Thứ tư, 28/9/2011 | 10:00 GMT+7
 Hệ thống lưới điện truyền tải điện vùng Tây Bắc đi qua địa bàn cực kỳ phức tạp. Vùng Tây Bắc nơi cư ngụ của đại đa số đồng bào dân tộc thiểu số, mật độ dân cư thưa thớt, trình độ dân trí thấp. Trong khi đó đường dây truyền tải chủ yếu nằm trong rừng sâu, núi cao, cách xa đường Quốc lộ, công tác quản lý vận hành, sửa chữa đường dây của đơn vị hết sức khó khăn.  ​

 

Trong quá trình đi tuyến đường dây 220 kV Hà Giang – Tuyên Quang – Yên Bái, tôi được anh Chu Công Sơn – Trưởng Truyền tải điện Tây Bắc cho biết: Hệ thống lưới điện truyền tải điện vùng Tây Bắc đi qua địa bàn cực kỳ phức tạp. Vùng Tây Bắc nơi cư ngụ của đại đa số đồng bào dân tộc thiểu số, mật độ dân cư thưa thớt, trình độ dân trí thấp. Trong khi đó đường dây truyền tải chủ yếu nằm trong rừng sâu, núi cao, cách xa đường Quốc lộ, có những vị trí phải đi bộ vào khoảng 5 tiếng đồng hồ. Không chỉ vậy, đây cũng là nơi thường xuyên xảy ra lũ quét, mưa bão gây sạt lở, đường giao thông đi lại vô cùng khó khăn. Do vậy, công tác quản lý vận hành, sửa chữa đường dây của đơn vị hết sức khó khăn. Tuy nhiên, được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao Công ty Truyền tải điện 1 cộng với sự nỗ lực không ngừng của từng CBCNV trong một tập thể đoàn kết. Truyền tải điện Tây Bắc đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị đảm bảo cung cấp điện ổn định, liên tục cho phát triển kinh tế, xã hội và an ninh quốc phòng cho 07 tỉnh khu vực phía Bắc, suất sự cố và tổn thất điện năng đạt dưới mức cho phép. Sản lượng truyền tải điện của đơn vị từ ngày thành lập đến nay hơn 24 tỷ kWh (trung bình những năm gần đây khoảng 9 tỷ kWh).
Qua tìm hiểu chúng tôi được biết, trong những năm gần đây, tốc độ kinh tế triển mạnh mẽ, nhu cầu phụ tải cũng tăng nhanh. Để cung cấp điện kịp thời cho các tỉnh phía Tây Bắc nói riêng và đất nước nói chung đang trong tình trạng thiếu điện. Từ năm 2004, EVN đã gấp rút triển khai xây dựng và đưa vào vận hành hàng loạt các công trình lớn liên quan đến dự án mua điện 220 kV Trung Quốc qua hướng Lào Cai, Hà Giang. Điểm khác biệt trong công tác quản lý vận hành đường dây mua điện Trung Quốc là quá trình vận hành, hàng tháng, đơn vị sẽ chốt công tơ tại các trạm biến áp và trao đổi thông tin, thông số vận hành cũng như tình hình sự cố ở cả Việt Nam và Trung Quốc. Đây sẽ là một vấn đề khó khăn khi ngôn ngữ bất đồng, cho nên ngay từ khi bắt đầu thi công công trình, đơn vị đã chủ động mở lớp học tiếng Trung Quốc cho cán bộ kỹ thuật và công nhân quản lý vận hành trực tiếp tại các đội, trạm để trao đổi thông tin vận hành giữa 2 nước.
 
anh_bai_TTD_Tay_bac.JPG
Công nhân TTĐ Tây Bắc kiểm tra nghiệm thu đường dây 500 kV Sơn La – Hòa Binh – Nho Quan
Song song với công tác quản lý vận hành, TTĐ Tây Bắc còn được Công ty giao thêm một số nhiệm vụ trong tâm khác như: Thực hiện tư vấn giám sát, nghiệm thu; Chuẩn bị sản xuất các công trình đường dây 500 kV Sơn La – Hoà Bình – Nho Quan (154 km/217) km; Đường dây 500 kV Sơn La – Hiệp Hoà (221 km/264 km), Trạm biến áp 220 kV Mai Sơn, Sơn La; Trạm biến áp 500 kV Sơn La… Bên cạnh đó, đơn vị được lãnh đạo Công ty tin tưởng giao nhiệm vụ trực tiếp thì công các công trình sửa chữa lớn như: Mở rộng chống quá tải, thay máy biến áp AT1 tại trạm biến áp 220 kV Việt Trì, thay máy AT2 trạm biến áp 220 kV Vĩnh Yên; mở rộng trạm biến áp 220 kV Hà Giang để tiếp nhận nguồn điện từ nhà máy thủy điện Thái An vào lưới điện Quốc Gia; Tham gia giám sát thi công lắp đặt máy biến áp AT1 tại trạm biến áp 220 kV Lào Cai; Thi công công trình sửa chữa bổ sung tiếp địa các vị trí có điện trở tiếp địa cao cho các đường dây giảm thiểu sự cố do sét trong điều kiện tiến độ gấp rút, khối lượng rất lớn; Bổ sung cách điện cho đường dây mạch 1, 2 mua điện Trung Quốc giảm thiểu sự cố do sét; Giám sát thi công di chuyển vị trí 102 đường dây 220 kV Hà Giang - TĐ Tuyên Quang …
Để hoàn thành việc quản lý vận hành lưới điện truyền tải trên các tỉnh biên cương an toàn liên tục, TTĐ Tây Bắc đã chủ động áp dụng nhiều biện pháp quản lý kỹ thuật. Một trong những giải pháp đó là: Phối hợp chặt chẽ với các ban ngành của địa phương, Công an các tỉnh, tổ ký kết qui chế phối hợp bảo vệ lưới điện quốc gia với Công an 07 tỉnh nơi có đường dây đi qua; Đẩy mạnh công tác tuyên truyền. Đơn vị một mặt tham mưu với Sở Công Thương, nhờ sự hỗ trợ chỉ đạo của lãnh đạo tỉnh góp phần nâng cao ý thức cho nhân dân các địa phương hiểu được hệ thống Truyền tải điện, ủng hộ và giúp đỡ trong công tác bảo vệ an toàn lưới. Mặt khác, đơn vị đặt phương châm mỗi công nhân là một tuyên truyền viên, mỗi người dân trên tuyến là một bảo vệ do vậy Các đội, trạm đã thường xuyên tuyên truyền tới từng người, từng nhà, từng thôn bản đến xã phường huyện thị, tạo ra một hệ thống màng lưới bảo vệ các cấp, rộng khắp. Không chỉ vậy, đơn vị luôn chú trọng công tác đảm bảo an toàn lao động, mạng lưới ATVSV được phát huy mọi lúc mọi nơi trong từng công việc. Trong 6 năm qua, TTĐ Tây Bắc không để xảy ra bất kỳ trường hợp gây mất an toàn nào với con người và thiết bị, kể cả trong việc tham gia giao thông. Hàng năm, đơn vị đều xây dựng và tổ chức diễn tập các phương án xử lý sự cố, phòng chống lụt bão, phòng chống cháy rừng cho các đường dây, xây dựng các giải pháp huy động nhân lực tại chỗ, lực lượng ứng cứu nhanh cũng như gia cố tạm nhằm đáp ứng linh hoạt khi xảy ra bão lụt giữ ổn định lưới Truyền tải điện
Bên cạnh đó, đơn vị xây dựng tổ chức các đoàn thể Công đoàn, Đoàn thanh niên, Nữ công tổ chức các hoạt động theo guồng máy chung trong các phong trào thi đua, học tập rèn luyện phong trào “Đạo đức công nhân Truyền tải điện”; do Công ty tổ chức nhằm cơ hội cọ xát đào tạo kinh nghiệm cho các đoàn thể phát triển, và đó là nền tảng xây dựng tình đoàn kết tập thể. Với những thành tích xuất sắc trong công tác, Truyền tải điện Tây Bắc đã được các Bộ, ngành tặng Huân chương Lao động hạng 3 cùng nhiều danh hiệu thi đua khác.
Truyền tải điện Tây Bắc ( Công ty truyền tải điện 1) quản lý vận hành 7 trạm biến áp 220 - 500 kV với tổng dung lượng hơn 1.775 MVA; 10 đội quản lý vận hành 950 km đường dây 220 – 500 kV. Được thành lập từ ngày 1/5/2004, đến nay, đơn vị đã phát triển và trưởng thành về mọi mặt, luôn hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ và chỉ tiêu kế hoạch được giao, cung cấp điện ổn định, an toàn, đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng cho 7 tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai, Tuyên Quang, Hà Giang, Sơn La.
 

Quang Thắng - NPT