Thạc sỹ Hà Trần Đắc Vũ đến từ Trung tâm Kiểm định công nghiệp II, Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp thuộc Bộ Công Thương trực tiếp truyền đạt.
Công tác huấn luyện định kỳ an toàn vệ sinh lao động nhóm 3 nhằm trang bị những kiến thức, kỹ năng cần thiết khi thực hiện công việc để có thể đảm bảo an toàn vệ sinh lao động trong quản lý vận hành lưới điện truyền tải, đồng thời nâng cao nhận thức về an toàn vệ sinh lao động trang bị những kiến thức, kỹ năng cần thiết khi thực hiện công việc để có thể đảm bảo an toàn, vệ sinh trong lao động, giúp đảm bảo an toàn cho người lao động khi làm việc ở bất kỳ môi trường nào.
Trong lao động sản xuất dù sử dụng công cụ thông thường hay máy móc hiện đại, dù áp dụng kỹ thuật công nghệ giản đơn hay áp dụng kỹ thuật công nghệ phức tạp, tiên tiến, đều phát sinh và tiềm ẩn những yếu tố nguy hiểm có hại gây tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động. Quá trình sản xuất có thể tồn tại yếu tố này hoặc yếu tố khác. Nếu không được phòng ngừa cẩn thận chúng có thể tác động vào con người gây chấn thương, bệnh nghề nghiệp, làm giảm sút hoặc mất khả năng lao động hoặc tử vong.

Toàn cảnh lớp học
Cho nên việc chăm lo cải thiện điều kiện lao động, đảm bảo các yếu tố về an toàn vệ sinh lao động là một trong những nhiệm vụ trọng yếu để phát triển sản xuất và tăng năng suất lao động, công tác an toàn vệ sinh lao động luôn luôn được Đảng và Nhà nước ta coi là một lĩnh vực công tác lớn nhằm mục đích; Đảm bảo an toàn thân thể của người lao động hạn chế đến mức thấp nhất hoặc không để xảy ra chết người, thương tật, tàn phế do tai nạn lao động; Bảo đảm người lao động khỏe mạnh không bị mắc bệnh nghề nghiệp hoặc các bệnh tật khác do điều kiện lao động xấu gây ra; Bồi dưỡng phục hồi kịp thời và duy trì sức khỏe, khả năng lao động cho người lao động sau khi sản xuất; Công tác an toàn vệ sinh lao động có vị trí quan trọng, là một trong những yêu cầu khách quan của sản xuất.
Những nội dung kỹ thuật an toàn là hệ thống các biện pháp và phương tiện về tổ chức về kỹ thuật nhằm phòng ngừa sự tác động của các yếu tố nguy hiểm trong sản xuất đối với người lao động, mục đích phòng ngừa sự tác động của các yếu tố nguy hiểm trong sản xuất đối với người lao động, phải quán triệt các biện pháp đó ngay từ khi thiết kế, xây dựng hoặc chế tạo các thiết bị máy móc, các quá trình công nghệ. Trong quá trình hoạt động sản xuất phải thực hiện đồng bộ các biện pháp về tổ chức kỹ thuật, sử dụng các thiết bị an toàn và các thao tác làm việc an toàn thích ứng; Tất cả các biện pháp đó được qui định cụ thể tại các qui phạm, tiêu chuẩn và các văn bản khác về lĩnh vực kỹ thuật an toàn; Xác định vùng nguy hiểm; Xác định các biện pháp về quản lý, tổ chức và thao tác làm việc đảm bảo an toàn; Sử dụng các thiết bị an toàn thích ứng: thiết bị che chắn, thiết bị phòng ngừa, thiết bị bảo đảm, tín hiệu, trang bị bảo vệ cá nhân…
Những nội dung kỹ thuật vệ sinh lao động; Là hệ thống các biện pháp và phương tiện về tổ chức và kỹ thuật nhằm phòng ngừa sự tác động của các yếu tố có hại trong sản xuất đối với người lao động. Để ngăn ngừa sự tác động của các yếu tố có hại phải tiến hành một loạt các việc cần thiết. Trước hết phải nghiên cứu sự phát sinh và tác động của các yếu tố đó với cơ thể con người, trên cơ sở đó xác định tiêu chuẩn giới hạn cho phép của các yếu tố có hại trong môi trường lao động, xây dựng các biện pháp về vệ sinh lao động; Xác định khoảng cách an toàn về vệ sinh; Biện pháp về vệ sinh học, tuyên truyền, giáo dục ý thức và kiến thức về vệ sinh lao động, theo dõi quản lý sức khỏe, tuyển dụng lao động; Biện pháp về vệ sinh học, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường; Các biện pháp về kỹ thuật vệ sinh: kỹ thuật thông gió, điều hòa nhiệt độ, chống bụi, khí độc; kỹ thuật chống tiếng ồn và rung động; kỹ thuật chiếu sáng; kỹ thuật chống bức xạ, phóng xạ điện từ trường…Các biện pháp kỹ thuật vệ sinh phải được quán triệt ngay từ khâu thiết kế xây dựng các công trình nhà xưởng nơi sản xuất, thiết kế chế tạo các máy móc thiết bị, quá trình công nghệ; Trong quá trình sản xuất phải thường xuyên theo dõi sự phát sinh các yếu tố có hại, thực hiện các biện pháp bổ sung làm giảm các yếu tố có hại đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh cho phép.

Thạc sỹ Hà Trần Đắc Vũ hướng dẫn lớp học.
Đây là những nội dung quan trọng góp phần nâng cao nhận thức của người lao động về đảm bảo công tác an toàn vệ sinh lao động trong quá trình làm việc tại công ty, Người lao động sẽ vận dụng kiến thức đã học để phòng ngừa cũng như xử lý tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp có thể phát sinh trong sản xuất. Bên cạnh đó, các học viên đã trao đổi, thảo luận những vấn đề liên quan đến công tác an toàn vệ sinh lao động liên quan đến kỹ thuật an toàn thiết bị nâng, kỹ thuật an toàn máy, thiết bị cơ khí, an toàn không gian hạn chế, an toàn hàn cắt, kỹ thuật an toàn thiết bị áp lực...cán bộ công nhân viên tham dự khóa huấn luyện sau khi kiểm tra đạt yêu cầu sẽ được cấp thẻ an toàn lao động (nhóm 3) đúng theo quy định.Khóa huấn luyện là dịp để người lao động làm công việc trong lĩnh vực có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động tại đội, trạm, tổ Thao tác lưu động nắm bắt các kiến thức cơ bản về công tác an toàn vệ sinh lao động, từ đó thực hiện có hiệu quả tại đơn vị.
Qua khóa học, lãnh đạo Truyền tải điện miền Tây 3 mong muốn người lao động nắm được tầm quan trọng của việc thực hiện công tác đảm an toàn trong quá trình sản xuất, kinh doanh, tiếp thu, nhận biết được các yếu tố nguy hiểm, các yếu tố có hại, các nguyên nhân tai nạn lao động, các biên pháp đảm bảo kỹ thuật an toàn thiết bị nâng, kỹ thuật an toàn máy, thiết bị cơ khí, an toàn không gian hạn chế, an toàn hàn cắt, kỹ thuật an toàn thiết bị áp lực, nhận diện các mối nguy, yếu tố nguy hiểm tại khu vực làm việc. Từ đó đề ra các giải pháp ngăn ngừa, giảm thiểu tai nạn lao động cho bản thân, đồng nghiệp và cộng đồng, nâng cao nhận thức cho người lao động./.