Dự án Trạm biến áp 500 kV Thạnh Mỹ và nhánh rẽ (GĐ 2) được đầu tư xây dựng nhằm truyền tải công suất của nhà máy thủy điện Xêkaman 3 (Lào) và các nhà máy thủy điện khu vực phía tây tỉnh Quảng Nam vào hệ thống điện Quốc gia (NMTĐ Đăk Mil 1, Đăk Mil 4, Sông Bung 4, Sông Bung 2...); Kết nối hệ thống điện 500kV, 220kV khu vực miền Trung-Tây Nguyên, góp phần tăng cường công suất, giảm tổn thất truyền tải và nâng cao độ tin cậy cung cấp điện của hệ thống.
TBA 500kV Thạnh Mỹ và nhánh rẽ được xây dựng tại huyện Nam Giang tỉnh Quảng Nam và chia làm 02 giai đoạn, giai đoạn 1 đã đóng điện tháng 12/2011. Giai đoạn 2 của dự án đầu tư 02 MBA công suất 450MVA; 02 MBA tự dùng 35kV công suất 560KVA; Kháng điện; Hệ thống phân phối 500kV, 220kV, 35kV; Đầu tư hệ thống điều khiển tích hợp cho toàn trạm; Hoàn thiện hệ thống PCCC... và đầu tư nhánh rẽ 500kV, 02 mạch, dài 8,19 km, đấu nối từ đường dây 500kV Pleiku-Đà Nẵng (mạch 1) hiện có vào trạm. Theo kế hoạch, dự án dự kiến khởi công tháng 10/2013 và đóng điện đưa vào vận hành cuối năm 2014. Đến tại thời điểm hiện tại AMT đã phối hợp với chính quyền địa phương các cấp để tổ chức công tác kiểm đếm, lập phương án đền bù, đo vẽ giải thửa, thành lập hội đồng đền bù, quyết định thu hồi đất (phần đường dây). Khối lượng chính của giai đoạn 2 gồm: đào đắp đất đá: 27.135 m3; bê tông các loại: 814.610 m3; cốt thép móng: 424 tấn; cột thép: 1.681 tấn; dây dẫn, dây chống sét, cáp quang và phụ kiện: 318,91 tấn; Với tổng mức đầu tư là 928,003 tỷ đồng (trong đó dự toán giai đoạn 2 là 746,183 tỷ đồng), các gói thầu sử dụng vốn vay Ngân hàng Eximbank-Đà Nẵng (490 tỷ đồng) và vốn tự có do EVNNPT thu xếp.

Ông Nguyễn Mạnh Hùng - TGĐ EVNNPT phát biểu tại lễ ký kết
Đối với dự án đường dây 220 kV đấu nối NMTĐ Sông Bung 4 và Sông Bung 2 vào HTĐ Quốc gia được đầu tư xây dựng nhằm truyền tải công suất các nhà máy thủy điện Sông Bung 4 và Sông Bung 2 vào HTĐ Quốc gia. Đường dây được thiết kế 2 mạch, dài khoảng 6,5 km tại huyện Nam Giang tỉnh Quảng Nam. Dự án đã khởi công ngày 05/8/2013 và dự kiến đóng điện đưa vào vận hành tháng 6/2014. Đến thời điểm hiện tại AMT đã phối hợp với chính quyền địa phương các cấp để tổ chức công tác kiểm đếm, lập phương án đền bù, đo vẽ giải thửa, thành lập hội đồng đền bù, quyết định thu hồi đất. Hiện nay nhà thầu đang tiến hành tập kết vật tư chuẩn bị triển khai đào đúc móng. Khối lượng chính gồm: đào đắp đất đá: 102.746 m3; bê tông các loại: 4.273,610 m3; cốt thép móng: 267,24 tấn; cột thép: 1.731 tấn; dây dẫn, dây chống sét, cáp quang và phụ kiện: 75,205 tấn; Với tổng mức đầu tư là 324,900 tỷ đồng, được thu xếp vốn từ các nguồn vốn, cụ thể: công tác đền bù, di dân, tái định cư sử dụng vốn vay Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB); Các gói thầu xây lắp, cột thép, dây dẫn, dây chống sét, cáp quang, cách điện và phụ kiện sử dụng vốn vay Ngân hàng Eximbank-Đà Nẵng (250 tỷ đồng) và các chi phí khác sử dụng vốn tự có do EVNNPT thu xếp.

Ông Trương Văn Phước- TGĐ Eximbank phát biểu tại lễ ký kết.
Dự án đường dây 220 kV Sơn Hà - Dốc Sỏi được đầu tư xây dựng nhằm khai thác, truyền tải công suất các NMTĐ vừa và nhỏ trên địa bàn các huyện Sơn Tây, Sơn Hà tỉnh Quảng Ngãi lên hệ thống điện Quốc gia, góp phần đảm bảo cung cấp điện cho nhu cầu phát triển phụ tải của khu vực tỉnh Quảng Ngãi và lân cận; Tăng độ tin cậy, ổn định và an toàn vận hành cho hệ thống điện Miền Trung nói riêng và hệ thống điện Quốc gia nói chung. Đường dây được thiết kế 2 mạch, dài 46,33 km đi qua địa bàn các huyện Sơn Hà, Sơn Tịnh và Bình Sơn tỉnh Quảng Ngãi. Dự án đã khởi công ngày 28/12/2012 và dự kiến đóng điện đưa vào vận hành tháng 10/2013 (đồng bộ tiến độ phát điện Nhà máy thuỷ điện Đăkđrinh). Đến nay đã đào móng 119/132 VT; Đúc móng 114/132 VT; Dựng cột 11/132 VT; Bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công 128/132 VT. Khối lượng chính gồm: đào đắp đất đá: 70.328 m3; bê tông các loại: 5.774 m3; cốt thép móng: 326 tấn; cột thép: 2.134 tấn; dây dẫn, dây chống sét, cáp quang và phụ kiện: 938 tấn; Với tổng mức đầu tư là 360,586 tỷ đồng, được thu xếp vốn từ các nguồn vốn, cụ thể: công tác đền bù, di dân, tái định cư (20 tỷ đồng) sử dụng vốn vay Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB); Các gói thầu xây lắp, cột thép, dây dẫn, dây chống sét, cáp quang, cách điện và phụ kiện sử dụng vốn vay Ngân hàng Eximbank-Ba Đình (226 tỷ đồng) và các chi phí khác sử dụng vốn tự có do EVNNPT thu xếp.
Dự án ĐZ 220 kV Vĩnh Tân – Phan Thiết được đầu tư xây dựng nhằm truyền tải công suất NMĐ Vĩnh Tân vào hệ thống điện Quốc gia, tăng cường công suất và giảm tổn thất cho hệ thống điện, tạo liên kết lưới điện 220 kV khu vực duyên hải Nam Trung bộ. Đường dây được thiết kế 2 mạch, dài khoảng 91,719 km đi qua địa bàn các huyện Tuy Phong, Bắc Bình và Hàm Thuận Bắc tỉnh Bình Thuận. Dự án dự kiến khởi công tháng 9/2013 và đóng điện đưa vào vận hành cuối năm 2014. Đến tại thời điểm hiện tại AMT đã phối hợp với chính quyền địa phương các cấp để tổ chức công tác kiểm đếm, lập phương án đền bù, đo vẽ giải thửa, thành lập hội đồng đền bù, quyết định thu hồi đất. Khối lượng chính gồm: đào đắp đất đá: 252.515 m3; bê tông các loại: 11.714 m3; cốt thép móng: 678 tấn; cột thép: 4.841 tấn; dây dẫn, dây chống sét, cáp quang và phụ kiện: 2.930 tấn; Với tổng mức đầu tư là 999,220 tỷ đồng, được thu xếp vốn từ các nguồn vốn, cụ thể: công tác đền bù, di dân, tái định cư (33,141 tỷ đồng) sử dụng vốn vay Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB); Các gói thầu xây lắp, cột thép, dây dẫn, dây chống sét, cáp quang, cách điện và phụ kiện sử dụng vốn vay Ngân hàng Eximbank-Long Biên (680 tỷ đồng) và các chi phí khác sử dụng vốn tự có do EVNNPT thu xếp.

Ông Nguyễn Mạnh Hùng - TGĐ EVNNPT và Ông Trương Văn Phước- TGĐ Eximbank thực hiện nghi lễ ký kết hợp đồng tín dụng tài trợ vốn.
Đại diễn EVNNPT và Eximbank thực hiện nghi lễ ký kết hợp đồng tín dụng tài trợ vốn.
Hiện nay, AMT đang tập trung chỉ đạo, quản lý điều hành, phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan để tổ chức thực hiện, phấn đấu khởi công và đóng điện đưa vào vận hành các công trình đúng kế hoạch.
Việc cho vay vốn tín dụng đầu tư của Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam đối với 04 dự án này nằm trong những giải pháp của Chính phủ nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện Quy hoạch điện VII với định hướng phát triển lưới điện. Trong đó, phát triển lưới điện truyền tải 220kV và 500kV nhằm nâng cao độ tin cậy cung cấp điện, giảm tổn thất điện năng, bảo đảm huy động thuận lợi các nguồn điện trong mùa khô, mùa mưa và huy động các nguồn điện trong mọi chế độ vận hành của thị trường điện./.
Một số hình ảnh lễ ký kết:


