
Hội thảo gói Hỗ trợ kỹ thuật phần mềm dự
án “Xây dựng năng lực cho tái định cư bắt buộc trong ngành năng lượng
Việt Nam” tại tỉnh Bình Phước
Nhìn lại
quá trình thực hiện đầu tư xây dựng các dự án lưới truyền tải điện,
công tác đền bù giải phóng mặt bằng (ĐBGPMB) gặp rất nhiều khó khăn, trở ngại
và là nguyên nhân chủ yếu làm chậm tiến độ. Hầu hết các dự án đi qua nhiều tỉnh, thành
phố, đơn giá bồi thường hỗ trợ đất và tài sản trên đất tại các địa phương còn bất
cập, chưa phù hợp với tình hình thực tế, một số hộ dân chưa nhận thức đúng đắn
về các mặt chính sách và quy định pháp luật nên còn gây khó khăn
cho các Hội đồng bồi thường giải phóng mặt bằng; người dân
bị ảnh hưởng bởi dự án còn có những ý kiến thắc mắc, kiến nghị về đơn giá,
mức tỷ lệ áp dụng bồi thường hỗ trợ, áp giá từng loại đất,
cây cối, hoa màu... chưa hợp lý và rất thấp so với lợi ích kinh tế trước khi được
đền bù, dẫn đến các hộ dân không nhận tiền và không chấp hành bàn giao mặt bằng,
cản trở thi công. Bên cạnh đó, tại các địa phương công tác quản lý đất đai chưa
đồng nhất, việc xác định nguồn gốc đất cho các hộ gia đình còn nhiều khó khăn,
do nguồn gốc sử dụng đất của các hộ gia đình tại nhiều thời điểm có mục đích sử
dụng khác nhau; việc giải quyết đơn thư khiếu nại của hộ gia đình, cá nhân còn
kéo dài, có những trường hợp kéo dài 5-10 năm sau khi dự án hoàn tất; công tác
ĐBGPMB tại các địa phương thường có khối lượng công việc nhiều, cần phải thực
hiện trong thời gian ngắn. Ngoài ra, cơ chế, chính sách về bồi thường, hỗ
trợ tái định cư thường xuyên có sự điều chỉnh, bổ sung nhưng vẫn chưa mang tính
đồng bộ cao…
Trên cơ
sở đó, Ban Quản lý dự án các công trình điện miền Trung (CPMB) được
Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) giao thực hiện gói hỗ trợ kỹ thuật (HTKT) dự án “Xây
dựng năng lực cho tái định cư bắt buộc trong ngành năng lượng Việt
Nam” bằng nguồn vốn không hoàn lại từ Quỹ IDF (Institutional Development
Fund) của Ngân hàng Thế giới (WB). Mục tiêu của dự án này nhằm tăng
cường năng lực cho việc lập kế hoạch và thực hiện tái định cư bắt buộc
tại các huyện ở các tỉnh phía Nam, nơi đã và đang có kế hoạch đầu tư
lưới truyền tải điện Việt Nam.
Nội dung
chính của công tác hỗ trợ kỹ thuật bao gồm các cấu phần như sau:
Cấu phần
1: Đánh giá hiện trạng tình hình thực hiện công tác thu hồi đất và bồi thường
trong ngành năng lượng.
Cấu phần
2: Phát triển phần mềm và ứng dụng.
Cấu phần
3: Đào tạo, tổ chức hội thảo, tham quan học tập và các cuộc họp cộng đồng.
Cấu phần
4: Quản lý, giám sát và đánh giá dự án.
Tại các
buổi hội thảo, với sự quan tâm của Lãnh đạo Ủy ban nhân dân các tỉnh, các thành
phần tham dự của các địa phương đã thảo luận sôi nổi và phấn khởi khi được hỗ
trợ kỹ thuật từ phần mềm, đã nhìn thấy rất rõ hiệu quả khi ứng dụng, giúp cho
công tác quản lý theo dõi tiến độ bồi thường giải phóng mặt bằng được chặt chẽ,
giải quyết khiếu nại,.. lập phương án bồi thường nhanh và chính xác, giảm đáng
kể thời gian và con người thực hiện công tác này. /.