Tham
dự hội thảo gồm các Ban chức năng EVNNPT,
các phòng liên quan của Công ty Truyền tải điện 1 (PTC1), Trạm biến áp thuộc PTC1,
Ban Quản lý dự án các công trình điện miền Bắc.
Tại
Hội thảo, chuyên gia SERGI có bài trình bày chi tiết giới thiệu về thiết bị
phòng chống cháy bổ máy biến áp, nguyên lý làm việc, cấu tạo, thử nghiệm,
phương án lắp đặt và ứng dụng thực tế của thiết bị.
Theo
chuyên gia SERGI, đây là loại thiết bị được nghiên cứu và chế tạo trên công nghệ
hoạt động bởi màng nổ, có khả năng đảm bảo độ tin cậy và ngăn ngừa sự cố cháy nổ
máy biến áp hiệu quả cao tới 100%. Thiết bị được gắn trực tiếp trên máy biến áp
tại các vị trí như thùng dầu phụ, bộ điều áp dưới tải (OLTC), hộp cáp của máy
biến áp cách điện bên trong bằng dầu, lắp tại các máy biến áp công suất từ 1
MVA trở lên đến 1.000 MVA, điện áp từ 0,4 kV cho tới 800 kV và áp dụng với máy
biến áp thuộc các hãng khác nhau như ABB, Alstom, Siemens, EEMC, Terathai, TEBM.
Thiết bị được lắp trên cả máy cũ đang vận hành hoặc máy biến áp mới, trong các
lĩnh vực như thủy điện, nhiệt điện, điện nguyên tử, lưới truyền tải điện và lưới
phân phối điện.
Chuyên gia SERGI cho biết thiết bị đã được cung cấp tại 100 quốc gia trên thế giới, gồm
cả các nước tiên tiến như Mỹ, Úc, Đức.., cũng như các nước ở khu vực Châu Á như
Indonesia, Philippine, Malaysia và đã có nhiều tổ chức chứng nhận thiết bị sử dụng
tin cậy và thành công. Chuyên gia SERGI cũng khẳng định thiết bị được cấp là suốt
đời theo tuổi thọ của máy biến áp, với điều kiện không được tháo ra di chuyển
máy rồi lắp lại. Khi lắp thiết bị này mà vẫn có sự cố xảy ra thì hãng bảo hiểm
sẽ đền bù 15 triệu EUR cho một máy biến áp.

Thông qua một loạt thông tin từ nhà sản xuất SERGI, các đại biểu đã đặt ra nhiều
câu hỏi kỹ thuật sâu để hiểu rõ về tính hữu dụng của sản phẩm.
Với
thông tin thu được, các đại biểu đều cho rằng, ở Việt Nam, các trạm
biến áp đang tiến tới không người trực và giám sát từ xa, thì đây là công nghệ
và thiết bị đáp ứng đúng tiêu chí này trong khi các thiết bị phòng cháy chữa
cháy khác chưa đáp ứng được. Thiết bị có thể được xem là giải pháp phù hợp nhất
hiện nay cho trạm biến áp không người trực. Do vậy, mong muốn của các cán bộ kỹ
thuật EVNNPT là đưa thiết bị này vào
áp dụng cho các máy biến áp của EVNNPT
từ năm 2018. Tuy nhiên, để thực hiện được điều này, EVNNPT cần nghiên cứu kỹ hơn nữa về mặt kỹ thuật, kiểm chứng về tính
xác thực và hiệu quả của sản phẩm trước khi đề xuất giải pháp và quyết định khả
năng ứng dụng sản phẩm đối với lưới điện truyền tải của Việt Nam./.