Một cách làm quyết liệt và tâm huyết mang lại hiệu quả cao, cần được nhân rộng trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng

Thứ hai, 24/3/2014 | 10:00 GMT+7
Đường dây 500kV Pleiku - Mỹ Phước - Cầu Bông có chiều dài tuyến 437,21km, đi qua địa bàn các tỉnh: Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông, Bình Phước, Bình Dương và thành phố Hồ Chí Minh.Đoạn tuyến qua địa bàn huyện Củ Chi- thành phố Hồ Chí Minh có chiều dài 14,3km, ngoài ra còn có đoạn cải tạo từ đường dây 500kV Tân Định- Phú Lâm có chiều dài 7,1km. Đi qua các xã Phú Hòa Đông, xã Trung An, xã Tân Thạnh Đông và xã Tân Phú Trung. Số hộ dân bị ảnh hưởng tại móng trụ điện là 109 hộ (ứng với 121 thửa đất) và hành lang tuyến ảnh hưởng 686 hộ (ứng với 861 thửa đất). ​

mot cach lam (1).png

Ông Nguyễn Đức Tuyển - Giám đốc AMT cùng các phòng chức năng luôn làm việc với Lãnh đạo địa phương
để tìm cách tháo gỡ những khó khăn trong công tác đền bù giải phóng mặt bằng.
 
Đây là đoạn tuyến có tính phức tạp cả mặt kỹ thuật lẫn bồi thường. Khi thi công phải cắt điện nhiều đường dây cao áp giao chéo, đặc biệt phải cắt điện đường dây 500kV Tân Định - Phú Lâm trong 30 ngày và đường dây 500kV Đăk Nông - Phú Lâm trong 15 ngày. Vì vậy, công tác bồi thường GPMB lại cần phải đặc biệt quan tâm, các vướng mắc cho dù rát nhỏ, không những ảnh hưởng đến tiến độ thi công mà còn ảnh hưởng đến việc cắt điện đường dây 500kV. Ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế đất nước.
Trước tình hình này, UBND huyện Củ Chi và Ban quản lý dự án các công trình điện miền Trung đã có nhiều suy tính để tìm ra giải pháp hữu hiệu nhất trong công tác bồi thường GPMB đoạn tuyến qua địa bàn huyện, đặc biệt đoạn tuyến cải tạo từ các đường dây 500kV.
 
“Dám nghĩ, dám làm” luôn đi đầu sáng tạo là nét truyền thống của nhân dân, Chính quyền huyện Củ Chi qua mọi thời đại. Đ/c Lê Minh Tấn- Chủ tịch UBND huyện Củ Chi đã “xé rào” mạnh dạn đề xuất và được UBND thành phố chấp thuận cho tách phương án bồi thường (PABT) phần móng và hành lang làm 2 phần riêng biệt, mới đáp ứng tiến độ. Lập và trình duyệt PABT phần móng trụ trước, để chi trả tiền ngay cho các hộ bị ảnh hưởng và bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công. Công đoạn này đã đẩy nhanh được tiến độ bàn giao mặt bằng trước 3-4 tháng. Việc làm này, chưa có tiền lệ cho bất cứ dự án nào, trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
Cũng do tính cấp bách của dự án, nên UBND huyện Củ Chi đã thống nhất cho các đơn vị Tư vấn tiến hành lập Hồ sơ kỹ thuật thửa đất bị ảnh hưởng, song song với việc lập hồ sơ kê kiểm của Ban Bồi thường, dưới hình thức cuốn chiếu từng khu vực. Các sai sót (nếu có) được cập nhật, chỉnh lý ngay tại hiện trường. Xử lý được tình huống này vẫn đảm bảo tính chính xác của hồ sơ và đã góp phần đẩy nhanh tiến độ được 2-3 tháng.
Đến giai đoạn lập PABT cho phần hành lang tuyến: Do đặc điểm như đã nêu trên, nếu chờ tìm đầy đủ các hộ dân mới trình duyệt PABT hành lang sẽ gây khó khăn cho việc dựng cột kéo dây. Vì vây, đ/c Chủ tịch UBND huyện và đ/c Giám đốc Ban QLDA các công trình điện miền Trung một lần nữa đề xuất và được UBND thành phố chấp thuận cho tách PABT hành lang tuyến ra làm nhiều đợt (từ 3 đến 4 đợt). Đối với các hộ có hồ sơ đầy đủ là tập hợp để lập ngay PABT, trình duyệt và chi trả tiền, trung bình mỗi đợt PABT hành lang có khoảng 200 hồ sơ. Tổng cộng có 4 đợt PABT phần hành lang. Trên tinh thần này, đ/c Chủ tịch UBND huyện đã chỉ đạo cho Hội đồng bồi thường và Ban Bồi thường huyện tập trung cán bộ, nhân viên, làm cả ngoài giờ hành chính (kể cả thứ 7 & chủ nhật). Các vướng mắc đều được các Phòng Ban của huyện từ Tư Pháp, Thanh Tra, Tài nguyên môi trường, QLĐT, Kinh tế.....hỗ trợ tuyệt đối. Mọi công đoạn đều được chỉ đạo hoàn thành với 1 thời gian nhất định, phù hợp với tiến độ chung của dự án.
 mot cach lam (1).jpg
Ông Lê Minh Tấn, Chủ tịch UBND Huyện Củ chi tiếp xúc báo đài Trung ương
địa phương ngày 21/3/2014, tại huyện Củ Chi
 
Hiện đã phê duyệt được 03 đợt PABT hành lang và đã chi trả tiền cho dân. PABT hành lang đợt 4 đã được Hội đồng thông qua và đang niêm yết công khai tại UBND các xã liên quan từ ngày 05/03/2014 (thời gian niêm yết là 20 ngày theo quy định). Theo kế hoạch, Chủ tịch UBND huyện Củ Chi sẽ phê duyệt PABT hành lang đợt cuối cùng vào cuối tháng 03/2014 và chi trả tiền cho các hộ dân từ đầu tháng 04/2014.
Ngoài ra, sự thành công trong việc bồi thường GPMB của dự án đường dây 500kV Pleiku- Mỹ Phước- cầu Bông, đoạn tuyến qua huyện Củ Chi cần phải nói đến công tác tuyên truyền vận động nhân dân chấp hành chủ trương chính sách của Nhà nước trên địa bàn huyện Củ Chi. Xác định rõ đây là nhiệm vụ chính trị được Đảng và Nhà nước giao phó, mọi sự chậm trễ đều không được chấp nhận,
UBND huyện đã báo cáo Thường trực huyện Ủy và ban hành quyết định thành lập các đoàn vận động, thành viên bao gồm: Đại diện VP Ủy ban huyện, các đoàn thể của huyện, xã (UBMTTQ, Hội Nông dân, Hội CCB, Hội LHPNữ), Ban bồi thường-GPMB huyện, các phòng ban của huyện (TNMT, QLĐT, Thanh Tra, Phòng Kinh tế) và Đ/d chủ đầu tư... để đi đến từng hộ dân tuyên truyền, giải thích, vận động, để người dân đồng thuận với dự án, chấp hành tốt chủ trương chính sách của Nhà nước. Các cán bộ của Ban ngành đoàn thể huyện, xã đã miệt mài vận động để đạt được mục tiêu chung, trong việc xây dựng hạ tầng cho đất nước. Kết quả, trong dự án này không tổ chức cưỡng chế bất kỳ hộ dân nào. Đây là niềm vui lớn cho huyện Củ Chi, nó vừa phản ảnh được chất lượng công tác cán bộ huyện nhà và vừa phản ảnh được lòng tin yêu của nhân dân Củ Chi đối với chính quyền các cấp của dân.
 mot cach lam (2).png
Đường dây 500kV Pleiku - Mỹ Phước - Cầu Bông trên đường về đích với nhiệm vụ cứu điện Miền Nam,
món quà chào mừng kỷ niệm 39 năm ngày giải phòng Miền Nam thống nhất đất nước.
Với cách làm như trên, khí thế như trên, đoạn cuối của công tác bồi thường GPMB dự án đường dây 500kV Pleiku- Mỹ Phước- Cầu Bông, đoạn tuyến quan huyện Củ Chi đang nằm trong “tầm kiểm soát” của UBND và Hội đồng Bồi thường huyện. Nó sẽ đáp ứng được tiến độ thi công và đóng điện đường dây 500kV Pleiku- Mỹ Phước- Cầu Bông vào ngày 30 tháng 04 năm 20014, như món quà chào mừng kỷ niệm 39 năm ngày thống nhất hoàn toàn đất nước.
Với cách làm tại huyện Củ Chi, Ban quản lý dự án các công trình điện miền Trung (đơn vị đại diện cho chủ đầu tư) đã nghiên cứu, nhân rộng trên toàn tuyến và đem lại kết quả tốt đẹp./.

Bài: Nguyễn Văn Tuấn, Ảnh: Đinh Văn Tuấn (AMT).