PTC4 đảm bảo vận hành lưới điện để truyền tải công suất năng lượng tái tạo.

Thứ bảy, 3/12/2022 | 13:19 GMT+7
Là một đơn vị có nhiệm vụ quản lý lưới truyền tải điện xuyên suốt khắp 19 tỉnh, thành phía Nam của tổ Quốc, trong vài năm gần đây, Công ty Truyền tải điện 4 (PTC4) đã và đang thực hiện nhiệm vụ tiếp nhận, đấu nối lưới điện và giải tỏa công suất các nguồn năng lượng tái tạo ở khu vực miền Trung và nam Bộ,...

Năng lượng tái tạo đã và đang được phát triển rất nhanh tại Việt Nam trong vài năm qua. Trong đó, năng lượng mặt trời và gió đang dần chiếm ưu thế trong cơ cấu năng lượng, tuy nhiên việc này cũng đang dần làm quá tải cục bộ hệ thống lưới điện Quốc gia.

Quá trình chuyển dịch năng lượng ở Việt Nam đang đối mặt với vô vàn thách thức trong khi quốc gia phải thực hiện các mục tiêu tăng trưởng các ngành công nghiệp sử dụng nhiều năng lượng, các mục tiêu kinh tế - xã hội và giảm phát thải CO2, và làm gia tăng các yếu tố phát triển bền vững. Để đảm bảo đạt được mục tiêu năng lượng tái tạo của Việt Nam đạt mức 25-30% năng lượng mặt trời và gió vào năm 2045 (theo QĐ số 428/TTg ngày 18/3/2016 phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia), cần thiết đầu tư mở rộng, nâng cấp lưới điện, quản lý vận hành ổn định, tin cậy, đảm bảo giải tỏa công suất năng lượng tái tạo đang là yêu cầu cấp thiết với ngành điện nói chung và ngành truyền tải điện nói riêng.

Trạm biến áp 220kV Hòa Bình ( dự án điện gió Hòa Bình ) đấu nối lưới điện PTC4.

Là một đơn vị có nhiệm vụ quản lý lưới truyền tải điện xuyên suốt khắp 19 tỉnh, thành phía Nam của tổ Quốc, trong vài năm gần đây, Công ty Truyền tải điện 4 (PTC4) đã và đang thực hiện nhiệm vụ tiếp nhận, đấu nối lưới điện và giải tỏa công suất các nguồn năng lượng tái tạo ở khu vực miền Trung và nam Bộ, từ 2021-2022 như sau:

PTC4 tiếp nhận và giải tỏa công suất

2021 (tỷ.kWh)

2022 (tỷ.kWh) (đến tháng 10)

Đánh giá

nguồn năng lượng tái tạo khu vực miền Trung (Ninh thuận, Bình thuận)

8

> 10

Tăng

nguồn năng lượng tái tạo khu vực miền Nam (các tỉnh Nam bộ Long An, Tây Ninh, Bà rịa-Vũng Tàu, Trà Vinh…)

2.1

4.3 tỷ

Tăng

nguồn năng lượng tái tạo khu vực miền Nam (các tỉnh Nam bộ …)

2

1.4

Tăng

Tổng công suất nguồn năng lượng tái tạo PTC4 đã giải tỏa công suất

12.1

16.3

Tăng 35%

Tổn thất điện năng PTC4 (toàn lưới)

1.01%

1.18%

Tăng # 17%

Năm 2021, PTC4 đã truyền tải được 12.1 tỷ.kWh năng lượng tái tạo trong 91.2 tỷ.kWh sản lượng điện truyền tải (chiếm tỷ lệ 13.3%) – tổn thất điện năng PTC4 là 1.01%. Từ đầu năm đến tháng 10/2022, PTC4 đã truyền tải được 16.3 tỷ.kWh năng lượng tái tạo trong 82.7 tỷ.kWh sản lượng điện truyền tải (chiếm tỷ lệ 19.7%) – tổn thất điện năng 1.18%. Tổng công suất truyền tải nguồn năng lượng tái tạo của PTC4 đã tăng lên khá nhiều từ năm 2021-2022 do các nhà máy mới đưa vào vận hành, bên cạnh đó tỷ lệ tổn thất điện năng lưới điện truyền tải của PTC4 cũng tăng lên theo do đặc thù về công nghệ của dạng năng lượng mới này.  

Việc truyền tải để giải tỏa công suất cho năng lượng tái tạo càng nhiều thì tỷ lệ tổn thất điện năng truyền tải cũng tăng theo do đặc thù Năng lượng tái tạo (dạng năng lượng mặt trời và năng lượng gió) khác với các nguồn từ năng lượng hóa thạch truyền thống như than, dầu và khí đốt tự nhiên ở vị trí đặt Nhà máy sản xuất. Đối với các Nhà máy điện sử dụng năng lượng hóa thạch truyền thống thường được đặt gần các khu công nghiệp hoặc gần khu đô thị có phụ tải lớn nên chiều dài đường dây đấu nối nhà máy với lưới điện Quốc gia rất ngắn. Ngược lại, đối với các Nhà máy điện sử dụng năng lượng tái tạo (mặt trời và gió) thường được đặt ở các vùng giàu nguồn năng lượng mặt trời và gió như ở vùng ven biển, trung du (vùng có lưu lượng gió lớn) và vùng Trung du khô hạn (có nhiều bức xạ mặt trời) cho nên chiều dài đường dây đấu nối từ nhà máy đến lưới điện Quốc gia khá dài, do đó gây ra tổn hao điện năng nhiều hơn trong quá trình truyền tải điện từ các nhà máy năng lượng tái tạo đến trung tâm phụ tải (khu công nghiệp, đô thị).

Tuy nhiên năng lượng tái tạo là năng lượng sạch, thân thiện với môi trường, gắn kết với sự phát triển bền vững và là ưu thế cho sự phát triển tương lai. Việc tiếp nhận và giải tỏa công suất cho nguồn năng lượng tái tạo là yêu cầu thiết thực, là nhiệm vụ quan trọng đảm nhiệm cần phải hoàn thành và hiển nhiên sẽ còn tăng thêm số lượng trong tương lai theo qui hoạch về năng lượng Quốc gia.

Trước tình hình chung của xu thế phát triển năng lượng tái tạo sẽ dần thay thế cho năng lượng hóa thạch đang diễn ra từng ngày tại hầu hết các quốc gia dẫn đầu nền kinh tế thế giới, càng cho thấy rõ hơn năng lượng tái tạo luôn gắn liền với sự phát triển bền vững và bảo vệ môi trường. Song song đó, ngành truyền tải điện và đặc biệt là PTC4 luôn nổ lực trong sự phát triển của ngành điện, luôn sẵn sàn tiếp nhận, truyền tải và giải toả công suất cho năng lượng tái tạo ngày càng nhiều hơn nữa, vận hành lưới truyền tải điện luôn ổn định, tránh nghẽn mạch truyền tải để luôn đảm bảo giải tỏa công suất cho năng lượng tái tạo kịp thời đáp ứng với qui hoạch vĩ mô về phát triển năng lượng xanh của Quốc gia./.

Dự án điện mặt trời Dầu Tiếng (Tây Ninh ) đấu nối lưới điện 220kV với PTC4.

 

Nguyễn Tấn Đạt - PKT - PTC4.

Bình luận của bạn

Captcha image

Tin đã đưa