
Trong
những năm qua, việc đảm bảo cho lưới điện truyền tải vận hành an toàn liên tục luôn
là một nhiệm vụ trọng tâm của Truyền tải điện Đắk Lắk. Trong quá trình quản lý
vận hành, công tác xử lý hệ thống tiếp địa để giảm thiểu sự cố đường dây 220 kV,
500 kV có nguyên nhân do sét đánh luôn là vấn đề mà toàn thể Lãnh đạo và các cán
bộ kỹ thuật quan tâm trăn trở.
Tại
buổi Hội thảo, Lãnh đạo Truyền tải điện Đắk Lắk và các đơn vị đã thảo luận các nội
dung liên quan về hệ thống tiếp địa đường dây như:
-
Các giải pháp đã thực hiện đối với hệ thống tiếp địa để hạn chế sự cố có nguyên
nhân do sét tại các Đội Truyền tải điện: Bổ sung tiếp địa, thay thế tiếp địa
gốc bị mục, tăng cường tiếp địa tại vùng đồi núi, vùng giông sét; xử lý tiếp
xúc giữa cờ tiếp địa gốc và cột; kiểm tra siết lại cờ tiếp địa ngọn dây chống
sét, dây chống sét cáp quang...
-
Rà soát kết quả đo trị số điện trở tiếp địa định kỳ năm 2017, so sánh với kết
quả đo năm 2015: Các vị trí có trị số điện trở tiếp địa không đạt; các vị trí
đã được bổ sung theo kế hoạch sửa chữa lớn, sửa chữa thường xuyên để giảm trị
số; các vị trí chưa xử lý.
-
Cách tính toán trị số điện trở tiếp địa để làm căn cứ so sánh với kết quả đo
thực tế theo công thức tính: Rtia (điện trở nối đất của tia), Rcọc
(điện trở nối đất của cọc), Rht (điện trở nối đất của hệ thống), Rtđ
(điện trở nối đất tương đương của từng loại tiếp địa).
-
Công tác dò hoàn công tiếp địa đã thực hiện, các vị trí dò hoàn công không đúng
thiết kế như: chiều dài dò ≤ 50% thiết kế; độ chôn sâu ≤ 50% thiết kế.
-
Đưa ra kế hoạch xử lý các vị trí có trị số điện trở tiếp địa không đạt và các
vị trí dò hoàn công tiếp địa không đúng theo thiết kế.
Kết
thúc Hội thảo, Giám đốc Truyền tải điện Đắk Lắk đã giao nhiệm vụ cho các phòng
nghiệp vụ, các Đội Truyền tải điện thực hiện quyết liệt, triệt để các biện pháp
để đảm bảo đường dây vận hành an toàn./.