Công ty Truyền tải điện 2 tổ chức diễn tập công tác phòng chống lụt bão năm 2013
Thực hiện theo các quy định của Nhà nước, và các văn bản hướng dẫn của Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Tổng Công ty Truyền tải điện Quốc gia, Công ty chủ động triển khai thực hiện công tác an toàn vệ sinh viên, phòng cháy chống cháy nổ, phòng chống lụt bão và bảo vệ an toàn hành lang lưới điện. Thường xuyên tổ chức kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất và hướng dẫn các Truyền tải, Đội, Trạm trực thuộc các quy chuẩn kỹ thuật, quy trình an toàn điện và thực hiện nghiêm túc biện pháp kỹ thuật an toàn, đảm bảo an toàn tuyệt đối trong quá trình thi công, sửa chữa, mua bảo hiểm cháy nổ bắt buộc đối với các Trạm biến áp.
Ngay từ đầu năm, Công ty đã củng cố lại bộ máy làm công tác phòng chống lụt bão (PCLB) từ cấp Công ty đến các Đơn vị, lập phương án, chương trình và phân công nhiệm vụ triển khai công tác PCLB năm 2013. Các Đơn vị thực hiện công tác rà soát, tổng kiểm tra lưới điện để xử lý các hư hỏng tồn tại trên lưới và một số hạng mục lớn thì đưa vào kế hoạch và thực hiện sửa chữa trước mùa mưa bão năm 2013, đảm bảo lưới điện vận hành an toàn. Tổ chức diễn tập PCLB từ cấp Đội Trạm, cấp Truyền tải điện và cấp Công ty.
Đồng thời, Công ty đã phối hợp chặt chẽ với Phòng PA81, Phòng quản lý điện năng - Sở Công thương các Tỉnh, Thành phố tham mưu cho Ban chỉ đạo bảo vệ lưới điện Quốc gia các Tỉnh, Thành phố ban hành các văn bản để chỉ đạo và quán triệt các ngành ở địa phương phối hợp cùng ngành Điện tuyên truyền công tác bảo vệ HLATLĐCA theo Nghị định 106/2005/NĐ-CP, Nghị định 81/2009/NĐ-CP. Triển khai ký “Bản cam kết Bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp” theo biểu mẫu quy định do EVNNPT ban hành. Làm việc với Đoàn khảo sát Bộ Công an (A85), EVN, EVNNPT về xây dựng phương án đưa Hệ thống Truyền tải điện 500 kV vào danh mục công trình trọng điểm an ninh Quốc gia.
Trong 6 tháng đầu năm 2013, công tác bảo vệ trên toàn tuyến đường dây 500 kV mạch 1, mạch 2, đường dây 220 kV, bảo vệ tại các trạm biến áp, bảo vệ tại trụ sở làm việc, kho tàng đảm bảo an toàn tuyệt đối, không có vụ việc mất mát nào xảy ra. Thường xuyên có văn bản chỉ đạo đôn đốc, nhắc nhở các đơn vị trong công tác phòng ngừa (đặc biệt tăng cường công tác tuyên truyền); Phối hợp với Công an địa phương trong công tác phối hợp theo các nội dung của quy chế phối hợp đã được ký kết; Kiểm tra, rà soát, thống kê toàn bộ những điểm vi phạm hoặc có khả năng vi phạm khoảng cách an toàn, lập kế hoạch xử lý, bổ sung báo cáo an toàn về những vi phạm về khoảng cách cây đến đường dây không, cáp ngầm, hành lang an toàn trạm biến áp, khoảng cách an toàn từ đường dây không đến mặt đường bộ, đường sắt, đường thuỷ nội địa - theo quy định, các thông tin an toàn này đều được cập nhật hàng tháng trên trang web của Công ty và Tổng Công ty.
Bên cạnh đó, lập các cam kết với với các cơ quan, doanh nghiệp, hộ dân sinh sống hoặc sản xuất, canh tác trong và gần hành lang an toàn đường dây; Làm việc với Đài truyền hình để tổ chức quay phim tuyên truyền trên chương trình truyền hình về việc vi phạm hành lang an toàn lưới điện và các biện pháp bảo vệ đảm bảo an toàn lưới điện; Rà soát lại hệ thống các biển báo, biển cảnh báo an toàn theo quy định Ngành, Nhà nước; Lập nội dung tuyên truyền về an toàn điện về khoảng cách an toàn, cường độ điện trường trong, ngoài nhà, tiếp đất các kết cấu kim loại, vật thể bay (diều, đèn trời, bóng bay, …), tờ rơi an toàn điện, … Lập phương án diễn tập sự cố phù hợp với đặc điểm, điều kiện thực tế có khả năng (nguy cơ gây ra sự cố) để kịp thời ứng phó nhằm đảm bảo tìm và khôi phục vận hành, cấp điện của đường dây; Hướng dẫn, chỉ đạo, đôn đốc các đơn vị về việc xử lý các tồn tại, khiếm khuyết sau đóng điện; Hoàn thiện hồ sơ quản lý kỹ thuật, vận hành; Hồ sơ quản lý thiết bị; Cải tạo, sắp xếp, vẽ hoàn công phần nhị thứ các trạm biến áp, đánh số, dán tem, nhãn thiết bị, phiếu thao tác nhị thứ phù hợp với thao tác nhất thứ để giảm thiểu các sự cố do thao tác mạch nhị thứ; Khi có thao tác theo kế hoạch yêu cầu có sự giám sát của lãnh đạo trạm; Thực hiện nghiêm túc kỷ luật vận hành, sau mỗi sự cố đều làm rõ trách nhiệm của các tập thể, cá nhân để có hình thức xử lý phù hợp với quy định hiện hành; Đôn đốc các đơn vị hoàn thành các phương án giảm thiểu sự cố.
Để tăng tính hiệu quả tuyên truyền đảm bảo an toàn hành lang, an toàn trong công tác quản lý kỹ thuật phải thường xuyên kiểm tra rà soát, soi phát nhiệt các mối nối, mối vá, nhằm phát hiện sớm và xử lý kịp thời khiếm khuyết trên đường dây đặc biệt là các đường dây 220 kV nối với nguồn các nhà máy nhiệt điện và các đường dây 500 kV như Nho Quan-Hà Tĩnh, Hà Tĩnh-Đà Nẵng mạch 1, mạch 2; Tổng kiểm tra, xử lý các điểm có khoảng cách không đảm bảo an toàn từ dây dẫn tới nhà cửa, cây cối, công trình giao chéo như: Phát quang hành lang, hạ thấp dây dẫn các đường dây từ 0,4 kV ÷110 kV tại các điểm giao chéo, căng lại dây dẫn; Kiểm tra rà soát những tồn tại trên các tuyến đường dây có nguy cơ sự cố do vi phạm hành lang, cháy rừng trong và ngoài hành lang lưới điện mà chưa được xử lý và đề ra tiến độ xử lý nhằm đảm bảo vận hành an toàn lưới điện; Kiểm tra định kỳ ngày, đêm của đường dây được thực hiện đầy đủ và theo đúng quy định; Kiểm tra và vệ sinh lau sứ 100% các vị trí cột đường dây.
Hơn nữa, việc triển khai các văn bản của Công ty cũng được đặc biệt chú trọng nên Công ty quyết định thành lập Ban chỉ đạo bảo vệ an toàn lưới điện cao áp nhằm thông báo kết luận cuộc họp về việc rút kinh nghiệm các trường hợp tấm nilon và dây bạc vướng vào dây dẫn điện trong tháng 6/2013; Triển khai khai quang, chặt tỉa cây trong quản lý vận hành và nghiệm thu hành lang bảo vệ đối với dự án đầu tư xây dựng; Triển khai thực hiện công tác phòng chống cháy trong mùa khô đối với lưới điện truyền tải điện; Triển khai các đơn vị thực hiện công tác ngăn ngừa sự cố và đảm bảo an toàn công trình lưới điện cao áp; Rút kinh nghiệm sự cố xảy do người dân khai thác cây xà cừ ngoài hành lang ngã vào đường dây 220 kV, 500 kV tại khoảng trụ cụ thể; Thống kê theo dõi hành lang của Truyền tải điện đến từng đội trạm; Triển khai đến các đơn vị để phối hợp với địa phương tổ chức tuyên truyền trong nhân dân bằng nhiều hình thức như lập bản cam kết, In, phát tờ rơi và dán bảng hướng dẫn an toàn điện dọc tuyến đường dây 220 kV, 500 kV, số lượng tờ rơi và bảng lớn dán tại các khu dân cư; Trang trí băng rol, khẩu hiệu, loa phát thanh trên xe ôtô chạy lưu động dọc tuyến, nơi có đường dây đi qua trên địa bàn do các Đội quản lý với nội dung tuyên truyền về các hành vi bị nghiêm cấm đối với hành lang an toàn lưới điện cao áp; Tổ chức phát các tờ rơi đến các đối tượng là các hộ dân sinh sống gần hành làng tuyến đường dây, các Trưởng thôn, già làng, các em học sinh và dán các tờ rơi ở những nơi công cộng gồm Ủy ban nhân dân xã, trường học, nhà văn hóa…
Bằng những giải pháp hữu hiệu trong công tác bảo vệ lưới điện Quốc gia. Hi vọng rằng, trong thời gian tới các trường hợp vi phạm an toàn hành lang lưới điện trên địa bàn Công ty Truyền tải điện 2 quản lý sẽ được giải quyết triệt để đảm bảo lưới điện vận hành an toàn, ổn định, đáp ứng kịp thời yêu cầu cung cấp điện cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng khu vực miền Trung, Tây Nguyên.