Truyền tải điện miền Đông 2: Tổ chức huấn luyện an toàn vệ sinh lao động đối với nhóm 3 (An toàn điện), nhóm 3 (Làm việc trên cao)”

Thứ ba, 22/11/2022 | 09:26 GMT+7
Trong thời gian 04 ngày từ ngày 15/11/2022 đến ngày 18/11/2022, Truyền tải điện miền Đông 2 đã tổ chức các lớp huấn luyện an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) cho các nhóm 3 (An toàn Điện) và Nhóm 3 (làm việc trên cao) theo nghị định 44/2016/NĐ-CP cho 231 CBCNV là Trưởng, (phó) Đội TTĐ, TBA, Tổ TTLĐ, Truong3 phòng Kỹ thuật, Tổ trưởng Tổ XLSC, cán bộ kỹ thuật, cán bộ an toàn, ĐHV trạm biến áp, Tổ TTLĐ, CNKT đường dây, CNKT Tổ XLSC, lái xe, lái xe nâng. Hướng dẫn lớp học là ông Nguyễn Hoàng Trọng, giáo viên đến từ Trung tâm Kiểm định công nghiệp II thuộc Bộ Công thương.

Ông Nguyễn Hoàng Trọng Giáo viên đến từ Trung tâm Kiểm định công nghiệp II thuộc Bộ Công thương hướng dẫn lớp học.

Đối với việc huấn luyện làm việc trên cao và kỹ thuật an toàn điện nhóm 3 nêu mục đích của công tác an toàn vệ sinh lao động, an toàn lao động. Trong lao động sản xuất dù sử dụng công cụ thông thường hay máy móc hiện đại, dù áp dụng kỹ thuật công nghệ giản đơn hay áp dụng kỹ thuật công nghệ phức tạp, tiên tiến, đều phát sinh và tiềm ẩn những yếu tố nguy hiểm có hại gây tai nạn lao động (TNLĐ), bệnh nghề nghiệp (BNN) cho ngườilao động (NLĐ). Quá trình sản xuất có thể tồn tại yếu tố này hoặc yếu tố khác. Nếu không được phòng ngừa cẩn thận chúng có thể tác động vào con người gây chấn thương, bệnh nghề nghiệp, làm giảm sút hoặc mất khả năng lao động hoặc tử vong. Cho nên việc chăm lo cải thiện điều kiện lao động, đảm bảo các  yếu tố về an toàn vệ sinh lao động ( ATVSLĐ) là một trong những nhiệm vụ trọng yếu để phát triển sản xuất và tăng năng suất lao động, công tác an toàn vệ sinh lao động luôn luôn được Đảng và Nhà nước ta coi là một  lĩnh vực công tác lớn nhằm mục đích; Đảm bảo an toàn thân thể của người lao động hạn chế đến mức thấp nhất hoặc không để xảy ra chết  người, thương tật, tàn phế do tai nạn lao động; Bảo đảm NLĐ khỏe mạnh không bị mắc BNN hoặc các bệnh tật khác do điều kiện lao động xấu gây ra; Bồi dưỡng phục hồi kịp thời và duy trì sức khỏe, khả năng lao động cho NLĐ sau khi sản xuất; Công tác ATVSLĐ có vị trí quan trọng, là một trong những yêu cầu khách quan của sản xuất.

Nhân viên vận hành trạm 500kV Chơn Thành trao đổi một số nội dung về quyền lợi và nghĩa vụ của ATVSLĐ tại lớp học.

Những nội dung kỹ thuật an toàn là hệ thống các biện pháp và phương tiện về tổ chức về kỹ thuật nhằm phòng ngừa sự tác động của các yếu tố nguy hiểm trong sản xuất đối với người lao động, mục đích phòng ngừa sự tác động của các yếu tố nguy hiểm trong sản xuất đối với NLĐ, phải quán triệt các biện pháp đó ngay từ khi thiết kế, xây dựng hoặc chế tạo các thiết bị máy móc, các quá trình công nghệ. Trong quá trình hoạt động sản xuất phải thực hiện đồng bộ các biện pháp về tổ chức kỹ thuật, sử dụng các thiết bị an toàn và các thao tác làm việc an toàn thích ứng; Tất cả các biện pháp đó được qui định cụ thể tại các qui phạm, tiêu chuẩn và các văn bản khác vềlĩnh vực kỹ thuật an toàn; Xác định vùng nguy hiểm; Xác định các biện pháp về quản lý, tổ chức và thao tác làm việc đảm bảo an toàn; Sử dụng các thiết bị an toàn thích ứng: thiết bị che chắn, thiết bị phòng ngừa, thiết bị bảo đảm, tín hiệu, trang bị bảo vệ cá nhân…

Những nội dung kỹ thuật vệ sinh lao động; Là hệ thống các biện pháp và phương tiện về tổ chức và kỹ thuật nhằm phòng ngừa sự tác động của các yếu tố có hại trong sản xuất đối với người lao động. Để ngăn ngừa sự tác động của các yếu tố có hại phải tiến hành một loạt các việc cần thiết. Trước hết phải nghiên cứu sự phát sinh và tác động của các yếu tố đó với cơ thể con người, trên cơ sở đó xác định tiêu chuẩn giới hạn cho phép của các yếu tố có hại trong môi trường lao động, xây dựng các biện pháp về vệ sinh lao động; Xác định khoảng cách an toàn về vệ sinh; Biện pháp về vệ sinh học, tuyên truyền, giáo dục ý thức và kiến thức về vệ sinh lao động, theo dõi quản lý sức khỏe, tuyển dụng lao động; Biện pháp về vệ sinh học, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường; Các biện pháp về kỹ thuật vệ sinh: kỹ thuật thông gió, điều hòa nhiệt độ, chống bụi, khí độc; kỹ thuật chống tiếng ồn và rung động; kỹ thuật chiếu sáng; kỹ thuật chống bức xạ, phóng xạ điện từ trường…Các biện pháp kỹ thuật vệ sinh phải được quán triệt ngay từ khâu thiết kế xây dựng các công trình nhà xưởng nơi sản xuất, thiết kế chế tạo các máy móc thiết bị, quá trình công nghệ; Trong quá trình sản xuất phải thường xuyên theo dõi sự phát sinh các yếu tố có hại, thực  hiện các biện pháp bổ sung làm giảm các yếu tố có hại đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh cho phép.

Ông Trần Văn Nên nhân viên vận hành trạm 500kV Chơn Thành trao đổi các biện pháp an toàn khi làm việc trên cao.

Đây là những nội dung quan trọng góp phần nâng cao nhận thức của người lao động về đảm bảo công tác an toàn vệ sinh lao động trong quá trình làm việc tại công ty, Người lao động sẽ vận dụng kiến thức đã học để phòng ngừa cũng như xử lý tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp có thể phát sinh trong sản xuất. Bên cạnh đó, các học viên đã trao đổi, thảo luận những vấn đề liên quan đến công tác ATVSLĐ liên quan đến an toàn điện…CBCNV tham dự khóa huấn luyện sau khi kiểm tra đạt yêu cầu sẽ được cấp thẻ an toàn lao động (ATLĐ) (nhóm 3) đúng theo quy định.Khóa huấn luyện là dịp để người lao động làm công việc trong lĩnh vực có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ tại đội, trạm , tổ TTLĐ nắm bắt các kiến thức cơ bản về công tác ATVSLĐ, từ đó thực hiện có hiệu quả tại đơn vị.

Qua khóa học giúp cho CBCNV nhận biết được các yếu tố nguy hiểm, các yếu tố có hại, các nguyên nhân tai nạn lao động, các biên pháp phòng chống ngã cao khi làm việc trên cao, nhận diện các mối nguy, yếu tố nguy hiểm tại khu vực làm việc. Từ đó đề ra các giải pháp ngăn ngừa, giảm thiểu tai nạn lao động, nâng cao nhận thức cho người lao động./.

Đỗ Xuân Kiên -TTĐMĐ2 - PTC4
Vận hành

Vận hành

Đầu tư

Đầu tư

Quan hệ quốc tế

Quan hệ quốc tế

Lịch sự kiện

Lịch sự kiện