Theo đó,
đơn vị tăng cường kiểm tra những vị trí trụ điện nằm ở khu vực xung yếu đèo dốc,
sông, suối, triền đồi có nguy cơ sạt lở đất đá, nước mưa chảy thành dòng xói thẳng
vào móng cột gây mất an toàn cho móng trụ điện; các khoảng cột có cây cao trong
và ngoài hành lang để kịp thời phát hiện các nguy cơ và xử lý những tác động có
ảnh hưởng đến vận hành an toàn của tuyến đường dây truyền tải điện.
Tại các
trạm biến áp, đơn vị thực hiện kiểm tra tình trạng vận hành của các máy bơm hố
thu dầu sự cố, máy bơm phòng chống bão lụt, thực hiện nạo vét khơi thông dòng
chảy các mương thoát nước để sẵn sàng ứng phó trước tình huống thiên tai có thể
xảy ra.
Bên cạnh
đó, tổ chức vận động nhân dân sinh sống gần tuyến đường dây, trạm biến áp thực
hiện chằng néo các công trình (mái tôn, nhà lưới, nhà lồng trồng hoa màu...) trong
và gần hành lang tránh gió lốc bay vật lạ vướng vào công trình điện gây sự cố
cho lưới điện.

Đội TTĐ Bảo Lộc kiểm tra, gỡ rác tạo dòng chảy
cho mương thoát nước cạnh chân trụ tại vị trí trên Đèo Bảo Lộc
Lâm Đồng
có đặc điểm địa hình phức tạp với nhiều núi cao, đèo dốc, sông suối kết hợp những
thung lũng nhỏ bằng phẳng đã tạo nên những yếu tố tự nhiên khác nhau về khí
hậu; mùa mưa kéo từ tháng 5 đến tháng 11 với lượng mưa trung bình ở mức cao từ 1.750
- 3.150 mm/năm và hầu hết các cơn bão đều ảnh hưởng đến thời tiết tại địa
phương gây ra mưa lớn kéo dài, sạt lở, trượt đất đá vùng núi, lũ cục bộ.
Trong
khi đó phần lớn đường dây truyền tải điện do TTĐ Lâm Đồng quản lý đi qua là khu
vực có địa hình phức tạp với nhiều đèo dốc (Đèo Ngoạn mục, Đèo Bảo Lộc, Đèo Chuối,
Đèo Phú Sơn, Đèo Đại Ninh..), một số khu vực có nhiều giông sét, không có đường
ra vào tuyến, các tuyến đường dây bị chia cắt bởi nhiều sông, suối, vực sâu.
Thống kê
mưa bão những năm trước đây đã gây ra sạt lở đất đá ảnh hưởng đến công trình lưới
điện (Sạt lở, trượt đất đá móng trụ 08 ĐZ 220 kV Đại Ninh - Di Linh năm 2017,
móng trụ 19 ĐZ 220 kV Đa Nhim - Đức Trọng năm 2018, móng trụ 557 ĐZ 500 kV
Pleiku - Di Linh năm 2018). Vì thế mặc dù mùa mưa bão chỉ mới bắt đầu nhưng TTĐ
Lâm Đồng đã chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống thiên tai và tìm kiếm
cứu nạn trước những diễn biến phức tạp của mùa cơn bão theo phương châm “4 tại
chỗ”. Trong đó, tập trung thực hiện tốt nguyên tắc phòng ngừa, chủ động, ứng
phó kịp thời, khắc phục khẩn trương đảm bảo an toàn cho con người, tránh gây
thiệt hại và sự cố lưới điện.
Truyền tải điện Lâm Đồng (thuộc Công ty Truyền
tải điện 3) quản lý vận hành hệ thống truyền tải điện với quy mô: 148,479 km
đường dây 500 kV gồm 02 tuyến ĐZ (Pleiku - Di Linh, Di Linh - Tân Định);
322,391 km ĐZ 220 kV gồm 7 tuyến ĐZ (Đa Nhim - Đức Trọng, Đức Trọng - Di Linh,
Di Linh - Bảo Lộc, Bảo Lộc - Sông Mây, Đại Ninh - Di Linh, Hàm Thuận - Bảo Lộc,
Bảo Lộc - Hàm Thuận - Phan Thiết); 01 trạm biến áp 500 kV Di Linh (450 MVA)
và 02 trạm biến áp 220 kV (Bảo Lộc: 228 MVA, Đức Trọng: 250 MVA) đi qua địa
bàn 48 xã phường thuộc 11 huyện, thành phố của tỉnh Lâm Đồng thuộc vùng miền
núi Nam Tây Nguyên có độ cao trung bình từ 800 - 1.500 m so với mặt nước biển.
|