TTĐ Kon Tum tổng diễn tập phòng chống tiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2022

Thứ sáu, 6/5/2022 | 15:44 GMT+7
Ngày 6/5/2022, Truyền tải điện TTĐ Kon Tum (Công ty Truyền tải điện 3 - PTC3) đã tổ chức tổng diễn tập công tác Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) năm 2022 với tình huống sạt lở đất gần chân cột vị trí cột 268 đường dây 500kV mạch kép cung đoạn Dốc Sỏi - Pleiku 2.

Hàng năm, mùa mưa trên địa bàn Tây Nguyên thường đến sớm hơn so với đồng bằng, kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11 và chịu ảnh hưởng nhiều do các cơn bão và áp thấp nhiệt đới trong khu vực; hệ thống các công trình lưới điện trên địa bàn do TTĐ Kon Tum đang quản lý với gần 412 km đường dây 500 kV mạch 1, 2, 3 và hơn 120 km đường dây 220 kV mạch kép và 1 trạm biến áp 220 kV dung lượng 250 MVA đều nằm xa khu dân cư, chủ yếu được xây dựng trên các đỉnh, sườn đồi núi cao hiểm trở, đường đi vào hẹp, trơn trượt gặp rất nhiều khó khăn khi mưa lớn kéo dài, độ ngậm nước trong đất đạt đỉnh điểm có thể gây sạt lở nguy hiểm đến móng cột đường dây, gây khoảng đất pha đất giảm khi đất bồi về. Qua theo dõi trước đó khu vực này cũng thường xảy ra sạt lở đất, xuất hiện lũ quét nguy hiểm dễ gây sạt lở vào mùa mưa, bão lũ.

TTĐ Kon Tum tổng diễn tập công tác PCTT & TKCN năm 2022

Công tác PCTT&TKCN năm 2022 luôn được Đơn vị quan tâm sát sao nhằm ngăn ngừa các yếu tố tiềm ẩn gây ra sự cố do thiên tai; điển hình là vị trí 268 đường dây 500kV xuất tuyến 575,576 /Dốc Sỏi - xuất tuyến 581,582 /Pleiku 2 nằm trên sườn đồi thuộc địa phận xã Đăk Ruồng (huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum) do Đội Truyền tải điện Kon Tum quản lý. Đây là cột néo góc một thân có chiều cao 58 m, loại móng 4T46-51, đường vào là đường đất, xe cơ giới tiếp cận vào vị trí cột rất khó khăn, mái ta luy âm có độ dốc >15°, mưa lớn kéo dài thường làm phần đất ngay phía chân kè móng sạt lở, đất có hiện tượng lún sụt sâu xuống dưới phía ta luy âm…

Vào lúc 08h15 ngày 06/5/2022, tại vị trí chân cột 268 đường dây 500kV mạch 3 cung đoạn Dốc Sỏi - Pleiku 2, ông Huỳnh Sĩ Bình, Phó Giám đốc phụ trách Truyền tải điện Kon Tum phát lệnh tổng diễn tập PCTT&TKCN năm 2022; đây là tình huống sự cố giả định nên việc thực hiện phải đảm bảo tuyệt đối an toàn về người và thiết bị, phương tiện; phương án được lập theo các bước cụ thể, dụng cụ trang thiết bị vật tư và con người được điều động kịp thời sát thực với thực tế.

Công tác tiếp nhận và xử lý thông tin

Sau khi nhận được tin điểm sạt lở, Đội trưởng Đội TTĐ Kon Tum lập tức triển khai: Cử nhóm công nhân xuất phát ngay đến hiện trường để kiểm tra, đánh giá tình trạng điểm sạt lở, báo cáo tình trạng sạt lở đất gần chân cột với Lãnh đạo Truyền tải, đồng thời huy động lực lượng của đội để thực hiện công tác chống sạt lở đất gần chân cột; xin hỗ trợ nhân lực điều động từ Đội TTĐ Kon Plông và một số lực lượng tự vệ khác, chuẩn bị dụng cụ, phương tiện nhanh nhất để thực hiện cơ động đến vị trí và triển khai chống sạt lở.

 Thực hiện xử lý sạt lở đất gần chân cột VT 268

Sau thời gian khoảng 15 phút, nhóm công tác đến hiện trường sạt lở và triển khai các bước như: Thực hiện quan sát điểm sạt lở, sơ bộ đánh giá tình trạng mức độ sạt lở, khả năng ảnh hưởng đến móng cột và báo cáo tình hình cho Đội trưởng biết; Đội trưởng báo cáo tình trạng cho Lãnh đạo Truyền tải để có thông tin báo về Lãnh đạo Công ty, phòng Kỹ thuật và ghi nhận tình trạng sạt lở, mức sạt lở.

Sau khoảng 30 phút, lực lượng của đơn vị phối hợp Đội TTĐ KonPlông, BCHQS huyện (khoảng 30 người) đã đến hiện trường tham gia xử lý chống sạt lở theo biện pháp thủ công và truyền lệnh trực tiếp (qua miệng, điện thoại, bộ đàm); công tác chỉ huy các nhóm PCTT&TKCN lúc này do Đội TTĐ Kon Tum chỉ huy theo tình hình thực tế và tình trạng sạt lở xảy ra.

Đánh giá hiệu quả của phương án diễn tập

Phương án mang tính sát thực với tình hình thực tế tại khu vực, nâng cao nhân thức trong quá trình quản lý vận hành, tạo tính chủ động và khả năng xử lý công tác PCTT&TKCN tại đơn vị; cụ thể hóa các công việc cần thiết một cách linh hoạt trong việc chống sạt lở đất tại gần chân cột trong mùa mưa bão lũ, mưa lớn kéo dài, từ đó giúp cho các đơn vị triển khai lập kế hoạch thực hiện tại các vị trí tương tự để xử lý khi xảy ra; tăng cường sự chỉ đạo giữa lãnh đạo và CBCNV trong đơn vị, sự phối hợp giữa các đơn vị, sử dụng nhân lực, vật tư thiết bị linh hoạt, phù hợp, rút kinh nghiệm trong lúc xử lý sạt lở.

Nhằm cung cấp điện an toàn ổn định liên tục, đảm bảo an ninh quốc phòng, trật tự xã hội và phát triển kinh tế, hạn chế mức thấp nhất do ảnh hưởng của khí hậu cực đoan gây sạt lở ảnh hưởng đến quá trình vận hành an toàn lưới điện truyền tải, đơn vị đã có nhiều văn bản phổ biến, tuyên truyền vận động CBCNV trong đơn vị luôn nâng cao ý thức quản lý vận hành, nhận định đánh giá tình hình sát thực, ký các phương án phối hợp với các đơn vị bạn trên khu vực và địa phương, huấn luyện, diễn tập thành thạo phương án của đơn vị cơ sở lập, đào tạo kỹ năng, nghiệp vụ về PCTT&TKCN cho CBCNV để kịp thời ứng phó với các tình huống xấu xảy ra./.

Một số hình ảnh:

CBCNV đang đào mương, nắn dòng chảy không để nước đổ vào chân móng cột

 Đóng cọc cừ,chèn bao cát, che bạt chống sạt lở chân móng cột

Nguyễn Quốc Huy - TTĐ Kon Tum, PTC2